Sức khỏe

Không sử dụng mỹ phẩm chiết xuất từ nhau thai, tế bào gốc con người

Trước tình trạng các loại sản phẩm mỹ phẩm được quảng bá rộng rãi trên mạng internet, từ mỹ phẩm chiết xuất từ nhau thai, tế bào gốc có nguồn gốc con người... Bộ Y tế đã lên tiếng cảnh báo những nguy cơ này.

Ngày 12/3, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra việc kinh doanh mỹ phẩm trên mạng, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh sản phẩm có chứa nhau thai và tế bào gốc có nguồn gốc từ con người.
Vì thế, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm qua mạng internet nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động  kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 Sở Y tế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác kiểm tra các trường hợp quảng cáo mỹ phẩm trong thành phần có chứa chất chiết xuất từ nhau thai, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ tế bào gốc và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh sản phẩm có chứa nhau thai và tế bào gốc có nguồn gốc từ con người và các thành phần khác không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.
cam-dung-san-pham-tu-te-bao-goc
Bộ Y tế đã lên tiếng cảnh báo những nguy cơ do sử dụng các loại sản phẩm mỹ phẩm chiết xuất từ nhau thai, tế bào gốc. Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, hiện các sản phẩm mỹ phẩm được rao bán trên mạng rất đa dạng về chủng loại và xuất xứ. Trong đó có nhiều loại được quảng cáo là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đặc biệt, một số loại còn được giới thiệu trong thành phần công thức có chứa chất chiết xuất từ nhau thai; được sản xuất bằng công nghệ tế bào gốc... 
Cục Quản lý Dược khẳng định, các thành phần có nguồn gốc từ con người thuộc danh mục chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Đến nay, Cục không cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm cho bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm .
Cục Quản lý Dược yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm và phải báo cáo về Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế trước ngày 15/04/2015  và phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp đầy đủ thông tin đến người tiêu dùng. 
aFamily

© 2021 FAP
  1,113,670       1/1,292