Sức khỏe

Lười vận động – nguyên nhân các vấn đề sức khỏe của dân văn phòng

Mặc dù ý thức được việc luyện tập và những ảnh hưởng tiêu cực từ việc thiếu vận động, giới trẻ văn phòng vẫn phải thừa nhận rằng nhịp sống hiện đại khiến bản thân họ luôn cảm thấy thiếu thời giờ cho việc này.

“71% giới trẻ Việt dành chưa đến 30 phút mỗi ngày để vận động” là kết quả của cuộc khảo sát về giới trẻ công sở tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Từ khảo sát trên, có thể thấy được giới trẻ Việt đang đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Phong cách sống “thiếu vận động” của giới trẻ công sở

Khảo sát về giới trẻ văn phòng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khảo sát mới nhất trong năm 2016 về tình hình sức khỏe của độ tuổi này, được thực hiện ở 11 quốc gia bao gồm Úc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Một phần kết quả của cuộc khảo sát về giới trẻ văn phòng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Cuộc khảo sát đã đưa ra những vấn đề sức khỏe mà hầu hết chúng ta không ngờ đến, hoặc có nhận ra nhưng thường phớt lờ, đó là lối sống kém năng động. Ở Việt Nam, 71% giới trẻ dành ra chưa tới 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất, trong khi 70% trong số họ vẫn mong muốn có được lối sống năng động và lành mạnh. Điều này chứng tỏ chúng ta vẫn có ý thức về lối sống khỏe, tuy nhiên, điều đang tạo trở ngại ở đây là 57% bạn trẻ nói rằng “thiếu thời gian” là nguyên nhân, bởi vì, cuộc điều tra này cũng cho thấy, giới trẻ Việt Nam dành khoảng 6 – 13 tiếng ngồi làm việc mỗi ngày.

Tương quan giữa “động lực” và “trở ngại” của giới trẻ về vấn đề vận động

Thực trạng này đã lý giải cho việc tỷ lệ người trẻ mắc các vấn đề về chuyển hóa, tiêu biểu là béo phì và tiểu đường đang ngày càng gia tăng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Lối sống năng động và lành mạnh là “lối ra” cho các chứng béo phì và tiểu đường

GS. TS. Chin-Kun Wang, chuyên gia về quá trình chuyển hóa và dinh dưỡng, đã tham gia vào buổi hội thảo Hành trình Sức khỏe Châu Á- Thái Bình Dương tại Việt Nam đã chia sẻ những kiến thức thiết thực về béo phì và tiểu đường, huấn luyện dinh dưỡng thể thao cho một số vận động viên điển hình, cũng như tuyên truyền về dinh dưỡng cân bằng cho cộng đồng Việt Nam.

Trong khuôn khổ hành trình sức khỏe Châu Á – Thái Bình Dương, GS. TS. Chin-Kun Wang đã có những lời khuyên hữu ích giúp người trẻ văn phòng tránh được béo phì và đái tháo đường

Ngoài ra, ông cũng đã đưa ra những gợi ý về việc làm sao để tạo lập một lối sống lành mạnh từ những điều đơn giản dưới đây:

- Rèn luyện thói quen luyện tập thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày: bạn có thể chọn đi bộ, chạy xe đạp, hoặc chơi bất cứ những môn thể thao nào theo sở thích. Những hoạt động này sẽ tạo cho bạn một cơ thể dẻo dai, năng động và giúp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả.

- Giữ tinh thần lạc quan: tập cho bản thân thói quen suy nghĩ tích cực và biết cách thư giãn đầu óc. Khi cảm thấy quá mệt mỏi với một vấn đề gì đó, hãy dừng lại, hít thở sâu, nghe một bản nhạc yêu thích, nói chuyện với một ai đó hoặc dĩ nhiên, xả “stress” bằng cách chơi thể thao là một ý kiến hay.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: hãy dành một ít thời gian để nghiên cứu về dinh dưỡng và tình hình sức khỏe của bản thân để có thể xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý cho cơ thể. Hãy nhớ, hạn chế dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn và ăn thêm rau củ quả để có nhiều chất xơ và vitamin là không bao giờ thừa.

- Kết hợp thực phẩm chức năng: với những bạn trẻ “không có thời gian”, hãy sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, kết hợp cùng sữa và rau củ quả để thay thế cho các bữa ăn trong ngày. Với cách này, bạn vừa có thể giảm cân, vừa bảo đảm được một cơ thể khỏe mạnh, đủ dinh dưỡng.

Nhằm hỗ trợ thế hệ trẻ cũng như những công ty mà họ đang làm việc có thể kết hợp dinh dưỡng cùng với những thói quen tích cực khác tại công sở, Herbalife đã tổ chức Hành trình Sức khỏe Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 6, được xây dựng dựa trên những thành công trong 5 Hành trình Sức khỏe trước đó, thu hút hơn 100.000 người tham gia.

aFamily

© 2021 FAP
  1,079,875       1/822