Sức khỏe

Chuyên gia giải đáp những câu hỏi thường gặp về suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Hãy cùng tìm hiểu chương trình tư vấn trực tuyến về suy giảm thị lực để biết rõ hơn về tình trạng này.

Chương trình tư vấn trực tuyến “Suy giảm thị lực - nguyên nhân và cách phòng ngừa” đã được báo Thanh Niên và nhãn hàng thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin thuộc công ty Rohto-Mentholatum (VN) phối hợp thực hiện vào 14 giờ ngày 02/11/2016 vừa qua.

Tại buổi tư vấn, tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương Thu - Giám đốc bệnh viện mắt Phương Nam cùng dược sĩ Phạm Thị Hạnh - Đại diện công ty Rohto đã giải đáp gần 50 câu hỏi từ độc giả khắp mọi miền, cung cấp những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng suy giảm thị lực.

Cùng điểm lại một số câu hỏi thường gặp trong chương trình để tìm hiểu liệu bạn có nguy cơ bị suy giảm thị lực không nhé.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương và dược sĩ Phạm Thị Hạnh

Xin bác sĩ cho biết các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực? Cách phòng ngừa thế nào ạ? (Ngọc Ánh, Hà Nội)

Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thị Phương Thu:

Nguyên nhân chủ quan là do làm việc thường xuyên trong môi trường không có lợi cho mắt như máy lạnh, gió bụi; tiếp xúc liên tục với các thiết bị điện tử; chủ quan không đi khám khi mắt mờ và có dấu hiệu suy giảm thị lực.

Nguyên nhân khách quan là do yếu tố nghề nghiệp, môi trường ô nhiễm, gió bụi, nước sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý, lâu ngày ảnh hưởng đến mắt gây suy giảm thị lực.

Cách phòng ngừa: Bạn nên sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý, thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, và khám mắt định kỳ. Có thể sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt có chứa Vitamin E, B6, Sodium Chondroitin Sulfate, Potassium L-Aspartate để bổ sung dưỡng chất cho mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực.

Suy giảm thị lực có thể xảy ra ở người 18 tuổi như cháu không? Có cách nào ngăn ngừa không ạ? (Quỳnh Trâm, TP.HCM)

Dược sĩ Phạm Thị Hạnh:

Các khảo sát gần đây cho thấy suy giảm thị lực đang có chiều hướng tăng mạnh trong giới trẻ. Vì vậy độ tuổi của cháu cũng ở mức nguy cơ cao của hội chứng này.

Để ngăn ngừa suy giảm thị lực, cháu nên chăm sóc mắt toàn diện bằng cách: bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, C, E; bảo vệ và cho mắt nghỉ ngơi hợp lý; điều trị sớm và triệt để những bệnh về mắt khi mắc phải.

Các chuyên gia đang trả lời câu hỏi từ bạn đọc

Hiện em đang làm nhân viên IT nên tiếp xúc với màn hình máy tính rất nhiều trong một ngày, mắt em vừa bị cận thị, vừa bị loạn thị. Dạo gần đây em hơi bị thiếu ngủ, cảm thấy mắt bị suy giảm thị lực, tuy nhiên khi đi khám mắt thì lại không bị tăng độ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em được không ạ? (Hoàng Phương, TP.HCM)

Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thị Phương Thu:

Em bị cận loạn, tiếp xúc màn hình máy tính nhiều, hay bị thiếu ngủ… tất cả đều là những yếu tố dễ dẫn đến suy giảm thị lực. Em cần chú ý cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút mỗi 2 tiếng làm việc và ăn uống hợp lý để bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho mắt. Nếu vẫn không đỡ thì em nên đi khám để được tư vấn và điều trị.

Tôi nghe nói ăn các loại rau xanh rất tốt cho mắt. Vậy nó có giúp làm hạn chế suy giảm thị lực cho mắt không? (Khánh Huyền, Hà Giang)

Dược sĩ Phạm Thị Hạnh:

Các loại rau xanh thường chứa nhiều Vitamin A, C, E, Beta-caroten…, các chất này có khả năng ngăn ngừa đục thủy tinh thể, chống oxy hóa, và tăng cường thị lực cho mắt.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm thuốc nhỏ mắt có chứa vitamin để bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể không hấp thu qua đường ăn uống như Sodium Chondroitin Sulfate, Potassium L-Aspartate, nhằm bảo vệ mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực.

aFamily

© 2021 FAP
  1,076,931       1/924