Du lịch

Những chiếc 'quan tài' vượt đại dương tìm sự sống

TTO - Thời kỳ 'nạn đói khoai tây' ở Ireland vào khoảng giữa thế kỷ 19, hàng triệu người chết đói hoặc phải vượt qua Đại Tây Dương bao la để di cư đến Canada và Mỹ trên những chiếc thuyền 'quan tài' thô sơ, xuống cấp nghiêm trọng.

Croagh Patrick là một điểm hành hương nổi tiếng ở Murrisk, hạt Mayo, Ireland. Tại đây, bên cạnh bức tượng thánh Patrick cùng nhà nguyện nhỏ, du khách thường chú ý đến bức tượng hình một con thuyền buồm nhỏ với đầy những bộ xương người xung quanh.

Những ai không biết chỉ coi đó như một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, nhưng với người dân Ireland đó là Tượng đài Nạn đói Quốc gia, khiến họ nhớ đến một gia đoạn lịch sử tăm tối đầy bi thương vào thế kỷ 19.

Những chiếc quan tài vượt đại dương tìm sự sống - Ảnh 1.

Ảnh: Pat O'Malley/ Flickr

Vào năm 1845, một căn bệnh bí ẩn lây lan rất nhanh, gây tàn rụi phần lớn cánh diện tích canh tác khoai tây ở Ireland, dẫn tới nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này.

 Đỉnh điểm của nạn đói diễn ra vào gian đoạn từ năm 1847 - 1852 khiến hơn hai triệu người chết và rời bỏ quê hương.

Rất nhiều người vì tránh nạn đói đã nghe theo lời hứa hẹn về tiền bạc, cơm ăn, áo mặc, của những tên địa chủ đi khai phá "miền đất hứa" tại thuộc địa của Anh ở châu Mỹ xa xôi.

Nghe theo những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn đó, họ tìm mọi cách đổ xô đến Dublin và các cảng biển khác ở bờ biển phía đông của Ireland để  lên các con tàu hơi nước vượt qua biển Ireland tới Liverpool, Glasgow và South Wales.

Những chiếc quan tài vượt đại dương tìm sự sống - Ảnh 2.

Tranh vẽ tầng dưới của tàu Coffin trong chuyến vượt biển của Rodney Charman.

Theo ghi chép lịch sử, trong đợt di cư từ năm 1847, có khoảng 300.000 người dân Ireland nghèo vượt biển đến thành phố cảng Liverpool của nước Anh để lên thuyền tới Bắc Mỹ bắt đầu những chuỗi ngày phiêu lưu khó khăn trên biển.

Những chiếc thuyền phải mất từ 40 - 90 ngày lênh đênh trên biển, tùy thuộc vào hướng gió và kỹ năng của thuyền trưởng, vượt qua quãng đường gần 5.000 km để đến được Québec, Canada.

Hàng trăm người bị nhồi nhét trong khoang tàu, ngồi la liệt dưới sàn ẩm mốc, không ánh sáng mặt trời và chỉ được phép lên boong không quá một giờ mỗi ngày.  

Cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em cùng tập trung với nhau trong một không gian nhỏ hẹp, tối tăm, không có thông gió và phải hít thở trong bầu không khí ẩm mốc, đầy mùi mồ hôi.  

Những người bị bệnh nằm trên những chiếc giường gỗ ẩm mốc, chứa đầy hành lý và rác thải của họ trong suốt chuyến đi.

Những chiếc quan tài vượt đại dương tìm sự sống - Ảnh 3.

Trong suốt chuyến đi vượt Đại Tây Dương, một người dân di cư chỉ được cấp phát một lượng thực phẩm ít ỏi khoảng 3kg cho mỗi tuần. 

Thực phẩm trên tàu được nấu trong những lò sưởi gạch tạm thời và thường không được nấu chín, cũng như chế biến hợp vệ sinh nên dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.

Vấn đề vệ sinh trên tàu rất kém. Không có gì khác ngoài những chiếc xô đựng chất thải và chỉ có nước biển để tắm rửa. Chính vì không có bác sĩ cùng điều kiện vệ sinh kém đã tạo cơ hội cho bệnh tả, thương hàn, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác hoành hành.

Những chiếc quan tài vượt đại dương tìm sự sống - Ảnh 4.

Những vật dụng bên trong một con tàu di cư thế kỷ 19. Ảnh: Dunbrody

Hành trình cam go khiến nhiều người chết do bệnh tật và suy dinh dưỡng nặng vì thiếu thức ăn, nước uống.

Những xác người chết bị ném xuống biển và trở thành thức ăn của các loài cá. Thậm chí những con cá mập bơi theo sau con thuyền để chờ "thức ăn" được ném xuống.

Những chiếc thuyền này mang theo niềm hi vọng đến được miền đất hứa của người dân nhưng cũng bị gọi là "thuyền quan tài" vì luôn có xác chết và cả những người chắc chắn sẽ chết.

Bất chấp những điều kiện khủng khiếp như thế, vì cuộc chiến sinh tồn người dân Ireland vẫn đổ xô lên tàu để tránh nạn đói tại quê hương.

Những chiếc quan tài vượt đại dương tìm sự sống - Ảnh 5.

Ảnh: Dunbrody

Khi đến được Bắc Mỹ, những người may mắn sống sót được tập trung tại Grosse Isle, một hòn đảo nhỏ gần Québec, Canada để tiến hành kiểm tra dịch bệnh. Con thuyền đầu tiên cập bến vào ngày 17/5/1847 mang theo 430 ca bị sốt.

Một tuần sau, có thêm 17 con thuyền nữa xuất hiện tại Grosse Isle, và tăng lên 30 chiếc chỉ hai ngày sau đó, với khoảng 10.000 người nhập cư đang chờ "xử lý".

Đến cuối tháng 5, số người nhập cư đã xếp thành một hàng dài 3km để chờ khám và phân loại bệnh tật trước khi được phép nhập cư vào Canada.

Có trường hợp phải xếp hàng tới hai tuần mới gặp được bác sĩ. Trong quá trình chờ đợi, nhiều người khỏe mạnh bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh.

Theo thống kê, một con tàu đến được Grosse Isle với 427 hành khách nhưng chỉ có 150 người sống sót rời khỏi Grosse Isle. Trong số 100.000 người Ireland vượt biển đến Bắc Mỹ năm 1847, thì có tới 20% trong số đó  chết vì bệnh tật và suy dinh dưỡng, trong đó có hơn 5.000 người chết tại Grosse Isle.

Những chiếc quan tài vượt đại dương tìm sự sống - Ảnh 6.

Ảnh: Smythe Richbourg/Flickr

Ngày nay, để tưởng niệm những nạn nhân của nạn đói thế ky 19, chính phủ Ireland đã đặt bức tượng con thuyền buồm ở ở ngôi làng nhỏ Murrisk phía nam Westport, trên đường từ bãi đậu xe lên núi Croagh Patrick nổi tiếng.

Nhìn từ xa con thuyền giống như bao tác phẩm điêu khắc ấn tượng khác. Khi đến gần hơn du khách sẽ bất ngờ và ám ảnh vì vẻ ngoài xù xì khẳng khiu của thân tàu. Xung quanh là những bộ xương khô gầy guộc. 

MINH HẢI (Theo Amuzing Plannet)
Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  10,248,343       26/924