Giáo dục

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam thế nào

Được phát triển trên cơ sở ứng dụng khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh ở các nước, khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam chia làm 3 cấp và 6 bậc.

Một trong bảy nhiệm vụ quan trọng của đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" do Thủ tướng ký quyết định ban hành tháng 9/2008 là xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất gồm 6 bậc.

Khung này xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành, trong đó bậc 1 là thấp nhất và bậc 6 là cao nhất.

1417063854-giup-cion-tu-tin-khi-hoc-ngoa

Học ngoại ngữ đang chuyển dần từ hệ 7 năm sang hệ 10 năm (lớp 3 đến lớp 12). Ảnh: K.P.

6 năm sau, đến tháng 1/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành thông tư khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Nó được chia làm 3 cấp và 6 bậc. Trong đó:

Bậc 1 (sơ cấp) tương thích với bậc A1 trong CEFR.

Bậc 2 (sơ cấp) tương thích với bậc A2 trong CEFR.

Bậc 3 (trung cấp) tương thích với bậc B1 trong CEFR.

Bậc 4 (trung cấp) tương thích với bậc B2 trong CEFR.

Bậc 5 (cao cấp) tương thích với bậc C1 trong CEFR.

Bậc 6 (cao cấp) tương thích với bậc C2 trong CEFR.

Thanh Tâm
 

VNExpress

khung năng lực ngoại ngữ, Việt Nam, tiếng Anh, ngoại ngữ, CEFR


© 2021 FAP
  753,737       1/750