Kinh tế

Hợp tác đào tạo nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ

(ĐN)- Ngày 2-11, Trường đại học Lâm nghiệp Phân hiệu Đồng Nai (tại huyện Trảng Bom) đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu theo chuỗi giá trị".

t
Các đại biểu tham dự hội thảo

(ĐN)- Ngày 2-11, Trường đại học Lâm nghiệp Phân hiệu Đồng Nai (tại huyện Trảng Bom) đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu theo chuỗi giá trị”.

Hội thảo đã thu hút Hiệp hội gỗ tại Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các doanh nghiệp chuyên về chế bến gỗ xuất khẩu lớn.

Tại hội thảo đại diện Trường đại học Lâm nghiệp đã giới thiệu những mô hình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu theo chuỗi giá trị trên thế giới đang áp dụng và Việt Nam có thể học hỏi, áp dụng.

Nhiều tham luận đều có chung quan điểm rằng, muốn tăng giá trị cho gỗ và lâm sản Việt Nam ra thị trường thế giới, thì không thể thiếu đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chế biến và công nghệ chế biến hiện đại. Việc hợp tác đào tạo nhân lực tốt sẽ là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt cột mốc 20 tỷ USD/năm vào năm 2025.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai Lê Văn Gọi cho biết, Đồng Nai có diện tích gần 6.000km2, trong đó đất rừng và đất lâm nghiệp chiếm tới 1/3. Ngoài ra, tỉnh hiện có khoảng 40 ngàn ha cây cao su, cây phân tán, cây vườn nhà là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến.

Tỉnh Đồng Nai còn là một trong những địa phương từ lâu đã có ngành nghề chế biến gỗ với nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu quy mô lớn. Sản phẩm gỗ của Đồng Nai đã đến được 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 1,278 tỷ USD/năm, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước. Ông Lê Văn Gọi cho rằng, tỉnh đang thiếu nguồn nhân lực chế biến gỗ chất lượng cao, nếu nguồn nhân lực này được đáp ứng sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn nhiều cho sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Tin, ảnh: Công Nghĩa

Đồng Nai

© 2021 FAP
  4,098,491       2/928