Văn hóa

Đội quân tóc dài trong Mậu Thân 1968

Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh vừa xuất bản cuốn sách Phụ nữ Sài Gòn - Gia Định và Nam bộ trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh vừa xuất bản cuốn sách Phụ nữ Sài Gòn - Gia Định và Nam bộ trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Cuốn sách là tập hợp những bài viết từ những người trong cuộc đến những nhà văn, nhà nghiên cứu như: Trầm Hương, Lê Quang Thành, Mai Thị Khánh Hà… Sách được chia làm 3 phần gồm: Tổng quan về phụ nữ Sài Gòn - Gia định và Nam bộ trong Mậu Thân 1968 gồm 4 bài viết. Những bài viết đã nêu bật vai trò và những đóng góp quan trọng của phụ nữ Sài Gòn - Gia Định trong tổng tiến công năm 1968.

Phần 2: Phụ nữ Sài Gòn - Gia Định trong Mậu Thân 1968 bao gồm 4 bài viết. Đặc biệt, bài viết Nhớ mãi cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân trên đất thép của tác giả Lê Quang Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Thanh vận Trung ương cục Miền Nam, nguyên Bí thư Đặc khu ủy Vũng Tàu - Côn Đảo, nguyên Chủ nhiệm Báo Đồng Nai. Là người trong cuộc, là người lãnh đạo và lăn lộn với phong trào, qua những dòng hồi ức của ông, độc giả hiểu thêm rằng đây là cuộc tổng tiến công chớp nhoáng nhưng đã được chuẩn bị và lên kế hoạch từ trước rất công phu.

Phần 3 và 4 với tên gọi Phụ nữ Đông Nam bộ và Phụ nữ Tây Nam bộ trong Mậu Thân 1968. Toàn bộ những bài viết này đã phần nào khắc họa tính chất khốc liệt, những hy sinh mất mát nhưng cũng đầy tinh thần quả cảm, mưu trí, sáng tạo của đội quân tóc dài Nam bộ trong cuộc tổng tiến công vĩ đại này. Cuốn sách đã nêu bật công lao đóng góp quan trọng của phụ nữ miền Nam từ công tác chuẩn bị phục vụ; công tác trinh sát, phục vụ đấu tranh vũ trang, che giấu cán bộ, cứu thương và công tác phục vụ cuộc tổng tiến công.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy này, miền Nam có hơn 2 triệu lượt phụ nữ vũ trang tham gia, giữ vị trí quan trọng trong chiến tranh du kích và tích cực đấu tranh với 3 mũi giáp công, trên cả 3 vùng chiến lược; đã có nhiều cán bộ là phụ nữ ngã xuống trên chiến trường và cả trong lao tù kìm kẹp của kẻ thù.

Ngọc Anh

Đồng Nai

© 2021 FAP
  788,949       1/940