Văn hóa

Nghe người miệt vườn ca tài tử…

19 giờ 10 chủ nhật ngày 15-7, trên kênh THĐT1, Tài tử miệt vườn - chương trình tìm kiếm những giọng ca tiềm năng của Đài PT-TH Đồng Tháp sẽ lên sóng số đầu tiên.

19 giờ 10 chủ nhật ngày 15-7, trên kênh THĐT1, Tài tử miệt vườn - chương trình tìm kiếm những giọng ca tiềm năng của Đài PT-TH Đồng Tháp s lên sóng s đầu tiên.

Thí sinh tham dự cuộc thi Tài tử miệt vườn. ảnh: T.Trọng
Thí sinh tham dự cuộc thi Tài tử miệt vườn. ảnh: T.Trọng

Tài tử miệt vườn có gì khác so với những cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương, đờn ca tài tử hiện nay?

* Anh Vũ Luân có ca vậy đâu?

Ngay từ thể lệ ban đầu, Ban tổ chức đã nhn mnh yếu t không chuyên. Vậy nên, nếu như các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương mang tính chất chuyên nghiệp như: Chuông vàng vọng cổ, Bông lúa vàng… đang trầy trật với lượng thí sinh đăng ký chừng trên dưới 300 người, thì Tài tử miệt vườn ngay mùa đầu tiên đã thu hút được khoảng gần 500 thí sinh.

Tài tử miệt vườn có 16 tập. Các thí sinh sẽ tri qua các vòng thi Khi động, Ct cánh, So tài, Tăng tc, Hát cùng ngh sĩ chung kết. Đêm chung kết dự kiến vào ngày 2-12-2018.

Ông Bùi Thanh Hng, Giám đốc Đài PT-TH Đồng Tháp, cho biết: “Làm chương trình dạng gần như gameshow kiểu này so với năng lực của một đài tỉnh như chúng tôi hơi quá sức, lần đầu làm có thể gặp những hạn chế, khó khăn, nhưng cứ cố gắng làm, vừa làm vừa học. Hy vọng tập 2 tốt hơn tập 1, rồi dần dần sau này tích lũy thành kinh nghiệm…”.

Yếu tố làm nên sự đáng yêu của Tài tử miệt vườn phải kể đến sự chân chất, mộc mạc của thí sinh. Có thí sinh t Sóc Trăng đã chy xe máy t đêm hôm trước, đến Đồng Tháp ngủ tạm ghế đá chờ tới sáng vào thi. Có thí sinh là chị bán cá, bán vé số, anh nông dân và cũng có thí sinh là sinh viên đại học. Có thí sinh ẵm con còn chưa dứt sữa đến tranh tài. Thí sinh nhỏ tuổi nhất là bé Thanh Tứ (10 tuổi) ở Hậu Giang và lớn tuổi nhất là ông Lê Thành Tri (78 tuổi) ở Tiền Giang.

Họ hồn nhiên bước lên sân khấu và thể hiện hết mình. Có th không chuyên nhưng h th hin s say sưa, đam mê. Không ít thí sinh chưa tng bước lên sân khu, ch yêu thích và tp ca theo radio, băng đĩa và đôi khi đơn giản là bắt chước y hệt thần tượng. Giám khảo Ngọc Huyền đã có lúc… khó xử khi góp ý một thí sinh nên ngắt thành 2 hơi để câu vọng cổ thuyết phục hơn, thì bị anh chàng cãi lại: “Bài này anh Vũ Luân ca có ngắt đâu chị?”.

* Đồng hành cùng thí sinh

Dù nhấn mạnh yếu tố không chuyên nhưng nhìn vào dàn cố vấn và giám khảo, MC của chương trình không ít người giật mình. Giám khảo gồm: NSƯT Ngọc Huyền, nghệ sĩ Thanh Hằng, NSƯT Việt Anh. Ngọc Huyền và Thanh Hằng đã từng chấm cuộc thi mang tính chất quy mô hơn là Đường đến Danh ca vọng cổ, còn Việt Anh dù có vẻ là dân ngoại đạo nhưng trong thời kỳ video cải lương rầm rộ, anh từng được mời quay nhiều vở. Là người con đất Bến Tre nên từ nhỏ Việt Anh đã nghe và rành rẽ hết các bài bản. Nếu như Ngọc Huyền, Thanh Hằng nhận xét sâu về chuyên môn thì Việt Anh là người đánh giá, góp ý các thí sinh về cách đặt để tình cảm vào bài dự thi, tổng quan của tiết mục.

Cố vấn chương trình là nghệ sĩ Linh Huyền, từng dàn dựng các vở diễn như Bà chúa thơ Nôm, thực hiện chương trình phục vụ du lịch Hồn Việt. Hiện đang định cư tại Ý, nhưng mỗi lần chương trình ghi hình chị lại sắp xếp để bay về Việt Nam. Mọi người đùa rằng làm chương trình này Linh Huyền phải tự bỏ tiền nhà mới đủ “bay đi bay về”, còn chị vì quá thích sự chân chất, mộc mạc của chương trình nên… yêu bất chấp! MC chính của Tài tử miệt vườn là NSƯT Quế Trân - một tên tuổi không thể quen thuộc hơn. Đạo din dàn dng là ngh sĩ Ngc Trinh. Dù xut thân là ngh sĩ kch nói nhưng Ngc Trinh tiết l ch rt yêu ci lương, ngày xưa ước mơ đầu tiên ca ch là tr thành ngh sĩ ci lương nhưng do mt s trc trc ch đã không thc hin được khao khát tui tr.

Vì sao những nghệ sĩ tên tuổi đó chịu khó thu xếp những sô diễn, thời gian của mình cho Tài tử miệt vườn? Nghệ sĩ Thanh Hằng cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy được sự hồn nhiên, đam mê cháy bỏng của các thí sinh khi đến với cuộc thi. Họ hát hết mình và có những giọng ca rất tiềm năng. Mình đã là dân chuyên nghiệp nhưng ngồi đây không chỉ chấm thi mà còn học hỏi ở các bạn ấy. Học cái gì? Học cách lấy lại những cảm xúc hồn nhiên, chân chất, tinh khôi. Sự chân chất, dễ thương của các bạn cũng truyền thêm lửa cho mình, để thấy rằng đờn ca tài tử, cải lương như mạch ngầm, vẫn âm ỉ chảy trong dòng sống ồn ào, náo nhiệt ngày nay. Chúng tôi biết rằng kinh phí đài tỉnh hạn hẹp nên hết sức chia sẻ. Nói thiệt, chỉ cần đài đổ xăng xe thôi tôi cũng thu xếp để cùng đồng hành với các thí sinh đáng yêu này!”.

Không tuyên bố to tát, Tài tử miệt vườn chỉ đang làm công việc âm thầm khơi gợi và lan tỏa tình yêu cải lương, đờn ca tài tử, một loại hình nghệ thuật dân tộc có sức sống bền bỉ hơn trăm năm qua trên mảnh đất phương Nam…

Trí Trọng

Đồng Nai

© 2021 FAP
  787,278       1/922