Văn hóa

Cây cao su trên đất Biên Hòa

Năm 1906, Công ty nông nghiệp Suzannah trồng thử nghiệm 1 ngàn cây cao su đầu tiên ở tỉnh Biên Hòa (nay thuộc ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) và thành công. Từ đó, hàng loạt công ty, đồn điền cao su khác lần lượt ra đời như: Đồng Nai, An Lộc, Bình Lộc, Xuân Lộc, Thành Tuy Hạ, De la Souchère, Terre de Rouge, Cam Tiêm… ra đời tạo nên hiện tượng bùng nổ canh tác và khai thác cây cao su trên vùng đất Biên Hòa.

Năm 1906, Công ty nông nghiệp Suzannah trồng thử nghiệm 1 ngàn cây cao su đầu tiên ở tỉnh Biên Hòa (nay thuộc ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) và thành công. Từ đó, hàng loạt công ty, đồn điền cao su khác lần lượt ra đời như: Đồng Nai,  An Lộc, Bình Lộc, Xuân Lộc, Thành Tuy Hạ, De la Souchère, Terre de Rouge, Cam Tiêm… ra đời tạo nên hiện tượng bùng nổ canh tác và khai thác cây cao su trên vùng đất Biên Hòa.

Báo Đồng Nai xin giới thiệu những hình ảnh về khai thác cao su ở tỉnh Biên Hòa đầu thế kỷ 20, do Nguyễn Văn Phúc sưu tầm từ các nguồn tư liệu của Pháp.

Một số hình ảnh Cây cao su trên đất Biên Hòa

Để có đất trồng cao su, Công ty nông nghiệp Suzannah thuê nhân công khai hoang rừng, chặt cây, đốt cỏ. Theo Địa chí tỉnh Biên Hòa (tác giả M.Robert), năm 1923 diện tích đồn điền cao su thuộc sở hữu của người châu Âu ở Biên Hòa đã lên đến 27.911 hécta, chiếm hơn 80% diện tích cao su trong tỉnh.
Để có đất trồng cao su, Công ty nông nghiệp Suzannah thuê nhân công khai hoang rừng, chặt cây, đốt cỏ. Theo Địa chí tỉnh Biên Hòa (tác giả M.Robert), năm 1923 diện tích đồn điền cao su thuộc sở hữu của người châu Âu ở Biên Hòa đã lên đến 27.911 hécta, chiếm hơn 80% diện tích cao su trong tỉnh.
Năm 1911, những phu cao su đầu tiên ở ngoài tỉnh được Công ty nông nghiệp Suzannah chiêu mộ từ huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) vào làm việc tại đồn điền của công ty, khởi đầu cho cuộc sống công nhân cao su với mức lương rẻ mạt và chất lượng sống tồi tệ.
Năm 1911, những phu cao su đầu tiên ở ngoài tỉnh được Công ty nông nghiệp Suzannah chiêu mộ từ huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) vào làm việc tại đồn điền của công ty, khởi đầu cho cuộc sống công nhân cao su với mức lương rẻ mạt và chất lượng sống tồi tệ.
 Công nhân làm việc tại đồn điền cao su Cam Tiên.
Công nhân làm việc tại đồn điền cao su Cam Tiên.
Nữ công nhân cao su thường phụ trách các khâu: nhận giống, trồng và chăm sóc cây, nhưng mức lương chỉ bằng 1/2-2/3 của nam giới.
Nữ công nhân cao su thường phụ trách các khâu: nhận giống, trồng và chăm sóc cây, nhưng mức lương chỉ bằng 1/2-2/3 của nam giới.
Đầu thế kỷ 20, Công ty nông nghiệp Suzannah tuy đã sử dụng máy cày chạy hơi nước, nhưng vẫn phải có sức người.
Đầu thế kỷ 20, Công ty nông nghiệp Suzannah tuy đã sử dụng máy cày chạy hơi nước, nhưng vẫn phải có sức người.
Nhà máy chế biến mủ ở Công ty cao su An Lộc.
Nhà máy chế biến mủ ở Công ty cao su An Lộc.
Công nhân phân loại cao su trước khi đóng gói tại Công ty cao su De la Souchère.
Công nhân phân loại cao su trước khi đóng gói tại Công ty cao su De la Souchère.
 Phương tiện vận chuyển cao su của Công ty cao su De la Souchère.
Phương tiện vận chuyển cao su của Công ty cao su De la Souchère.
Trẻ em là con công nhân ở Công ty cao su De la Souchère.
Trẻ em là con công nhân ở Công ty cao su De la Souchère.
Đồng Nai

© 2021 FAP
  784,088       1/1,138