Văn hóa

Kỷ niệm không quên

Đã 49 năm kể từ ngày Bác Hồ về với "thế giới người hiền", nhưng những cung bậc cảm xúc, kỷ niệm về ngày Bác mất vẫn còn in đậm trong tâm trí những người đã bước vào tuổi xưa nay hiếm.

Đã 49 năm kể từ ngày Bác Hồ về với “thế giới người hiền”, nhưng những cung bậc cảm xúc, kỷ niệm về ngày Bác mất vẫn còn in đậm trong tâm trí những người đã bước vào tuổi xưa nay hiếm.

Văn miếu Trấn Biên tổ chức triển lãm chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Văn miếu Trấn Biên tổ chức triển lãm chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Mỗi năm khi đến ngày giỗ của Bác (21-7 âm lịch), kỷ niệm đó lại ùa về trong lòng những học sinh miền Nam trên đất Bắc năm xưa hay những nữ tù cách mạng kiên trung, bất khuất.

* Những chiếc khăn tang tự làm

Sáng mai 31-8, tại Văn miếu Trấn Biên, Trung tâm Văn miếu Trấn Biên tổ chức lễ tưởng niệm 49 năm Ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giữ vai trò chủ lễ năm nay là Ban quý tế đình Phước Tân (xã Phước Tân, TP.Biên Hòa). Các hoạt động như: dâng hương, dâng hoa và lễ vật lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ tế theo nghi thức dân gian Nam bộ... sẽ được thực hiện trong dịp này.

Trong số hàng ngàn học sinh miền Nam ra Bắc học tập khi đất nước bị chia cắt có cậu bé 9 tuổi Nguyễn Đình Hoàng, nay là nhà thơ Hoàng Đình Nguyễn bước qua tuổi 72 (ngụ phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa).

“Những năm đầu, tôi cùng các bạn được bố trí về học tại Hải Phòng. Có 2 lần Bác Hồ đến thăm học sinh miền Nam. Mỗi lần đến Bác đều cho kẹo, thăm hỏi tình hình sức khỏe, học tập của mọi người” -  ông Hoàng cho biết.

Với ông Nguyễn Đình Hoàng, kỷ niệm nhớ nhất là khi Bác mất. Ông kể, ngày 1-9 năm đó, ông cùng các bạn đang là sinh viên đại học người đi bộ, người đi xe đạp vượt hơn 40km từ nơi học ở Hưng Yên về Hà Nội. Cả nhóm đến ở nhà một người quen để đêm đó xem bắn pháo hoa, sáng hôm sau dự mít tinh mừng Quốc khánh. Nhưng đến chiều rồi tối đó ở Hà Nội hoàn toàn im ắng. Đến sáng 2-9, qua loa phát thanh mọi người mới biết tin Bác đau nặng. Đến ngày 3-9 thì có tin Bác mất. Mọi người đau buồn, khóc nức nở.

Nhóm sinh viên của ông trở về trường. Dọc đường, cứ vẫy xe nào thì tài xế cũng dừng lại cho đi nhờ. Trên xe lúc đó ai cũng buồn, có người khóc. Về đến trường, không ai bảo ai mỗi sinh viên tự làm cờ tang là 1 mảnh vải hình chữ nhật màu đỏ có đường chỉ đen chạy ngang chính giữa. Ngày Bác mất mới thấy hết tình cảm của mỗi người dành cho Bác và Bác quan trọng trong trái tim mỗi người ra sao. Ông Hoàng bồi hồi: “Tôi đã được tận mắt chứng kiến những diễn biến đó để sau này kể lại cho bạn bè, người thân về tình cảm người dân cả nước đối với Bác”.

* Để tang Bác trong tù

Thời điểm Bác mất, bà Trần Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Đồng Nai đang sống những ngày tháng tù đày trong nhà tù Chí Hòa. Ngày 23-8-1969, bà cùng 328 nữ tù bị địch đàn áp, chuyển đến nhà tù Chí Hòa sau khi tổ chức, tham gia cuộc nổi dậy tại nhà tù Thủ Đức trước đó.

“Đến ngày 5-9, nữ tù Năm Kiểng ra gặp người thân đến thăm nuôi. Khi trở vào buồng giam, Năm Kiểng vừa ôm mặt khóc vừa nói người nhà mới cho hay là Bác đã mất mấy ngày rồi. Nghe tin đó ai cũng xúc động, bật khóc” - bà Hòa kể.

Em Nguyễn Thiên Phú (Trường tiểu học Phước Thiền 2, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch) nhận giải nhất khối tiểu học cuộc thi Tìm hiểu giá trị di tích đình Phú Mỹ.
Em Nguyễn Thiên Phú (Trường tiểu học Phước Thiền 2, xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch) nhận giải nhất khối tiểu học cuộc thi Tìm hiểu giá trị di tích đình Phú Mỹ.

Cũng theo bà Hòa, sau những giây phút xúc động, mọi người trấn tĩnh, bàn bạc chuyện để tang Bác. Sáng 9-9, 329 nữ tù mặc đồ đen, quấn khăn tang bắt đầu để tang Bác. Từ 4 giờ 30 đến 5 giờ sáng từ ngày 9 đến 23-9, tất cả mọi người tập trung ở cửa trại giam để cùng nhau hát bài Quốc ca, Hồn tử sĩ. Có những chị giỏi ca còn đặt lời viết bài hát để tưởng nhớ Bác.

Theo ông Lê Trí Dũng, Giám đốc Ban Quản lý di tích tỉnh, khi hay tin Bác Hồ mất, những bậc cao niên tại xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) đã nghĩ ra cách thờ phụng Bác. Lấy lý do những bức hoành phi ở đình đã bị hư hỏng cần thay mới, những người cao tuổi có chữ nghĩa đã chọn lọc trong sách 3 câu: Hồ nhiên nhi thiên/ Chí vọng thâm ân/ Minh hoài hậu đức. Khi ghép 3 chữ đầu của 3 câu sẽ thành tên Hồ Chí Minh.

Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày mất của Bác, Ban Quản lý di tích tỉnh vừa phối hợp cùng UBND huyện Nhơn Trạch tổ chức cuộc thi Tìm hiểu giá trị di tích đình Phú Mỹ dành cho học sinh tiểu học và THCS. Ban tổ chức đã nhận được 500 bài dự thi, mỗi bài dự thi đều nhấn mạnh đến chi tiết 3 bức hoành phi mang tên Bác Hồ thể hiện lòng kính yêu Bác của nhân dân vùng Phú Hội.

“Trong tiếng hát vang lên đó có xen lẫn những tiếng khóc, tiếng nấc của chị em. Bọn cai tù thấy chị em để tang Bác, hằng ngày hát bài Quốc ca, Hồn tử sĩ có tên đến hỏi: “Đây là nơi chúng tôi quản lý chứ có phải căn cứ địa của mấy bà đâu?”. Chúng nói cứ nói, chị em vẫn cứ quyết tâm để tang Bác. Rồi chúng cũng làm lơ cho chị em để tang vì biết lúc đó hễ có đàn áp là mọi người chống trả đến cùng vì ai cũng đang dồn nén đau thương” - bà Hòa nhớ lại.

Sau sự việc để tang Bác, chị em tù đoán biết địch sẽ tổ chức đàn áp, chuyển mọi người ra đảo. 1 tuần sau, khi trời tối địch bắt đầu đàn áp, khống chế từng người quăng lên xe chở ra cảng để lên tàu ra nhà tù Côn Đảo.

Bà Hòa kể: “Có một chi tiết tôi nhớ mãi. Đó là vào tối địch đàn áp không ai ngủ được vì linh tính sắp có chuyện xảy ra. Một phần cũng trong đêm đó không biết tại sao mà nước chảy ra khắp các buồng giam nên không ai có chỗ ngủ. Đến khi địch ném lựu đạn khói, lựu đạn cay vào buồng giam thì chính nhờ dòng nước đó mà độ cay nồng của lựu đạn giảm đi rất nhiều. Sau khi ra đến đảo, mọi người suy nghĩ nhiều về việc này. Có chị nói do người nào đó biết trước địch đàn áp, sử dụng lựu đạn cay nên mở nước để báo động cho nữ tù biết và giúp giảm ảnh hưởng của loại lựu đạn này”.

Sau ngày giải phóng và nhất là nhiều năm trở lại đây việc tưởng nhớ về ngày mất của Bác Hồ được Đồng Nai thực hiện rất trang trọng. Đúng ngày 21-7 âm lịch không chỉ có Văn miếu Trấn Biên tổ chức lễ tưởng niệm mà người dân ở các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là những gia đình có lập bàn thờ Bác Hồ đều kính cẩn dâng hương tưởng nhớ lãnh tụ của dân tộc. Như chia sẻ của già làng người dân tộc Chơro Thổ Khuyển (ngụ xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất), gần đến ngày giỗ Bác gia đình ông lại lau chùi di ảnh, bàn thờ của Bác và sắp xếp trái cây, hoa thơm dâng Bác. Ông nhấn mạnh: nhờ có Bác Hồ, có Đảng, Nhà nước mà cuộc sống của ông cũng như đồng bào Chơro nơi đây đang khởi sắc từng ngày.

Văn Truyên

Đồng Nai

© 2021 FAP
  785,581       1/1,123