Mỗi khi lấy một hộp thực phẩm trong tủ lạnh ra để dùng thì điều bạn quan tâm đầu tiên cũng là hạn sử dụng. Nếu ngày bạn lấy thực phẩm đó ra để dùng lố so với hạn sử dụng ghi trên bao bì, bạn sẽ lập tức vứt chúng đi. Có đúng như vậy không?
Trước khi mua một món
thực phẩm, điều đầu tiên bạn quan sát luôn là hạn sử dụng của chúng. Và mỗi khi lấy một hộp thực phẩm trong tủ lạnh ra để dùng thì điều bạn quan tâm đầu tiên cũng là
hạn sử dụng. Nếu ngày bạn lấy thực phẩm đó ra để dùng lố so với hạn sử dụng ghi trên bao bì, bạn sẽ lập tức vứt chúng đi. Có đúng như vậy không?
Thực ra, đây là một quan niệm khá sai lầm dẫn đến việc thức ăn bị bỏ phí khá nhiều. Theo National Resource Defense Council, hạn sử dụng "use by" và "best by" có ý nghĩa tương đối khác nhau. Theo đó, "use by" (UB) dùng cho thực phẩm tươi sống như thịt, cá, sữa, phô mai, hải sản và người tiêu dùng nên sử dụng trước ngày được in trên bao bì, bởi quá ngày này, sản phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
(Ảnh: Internet)
Khác với "use by", "best before" (BB) sẽ sử dụng cho những sản phẩm đóng hộp, đồ khô và con số đó chính là ngày cuối cùng sản phẩm đảm bảo chất lượng sử dụng. Sau đó thì chất lượng sẽ giảm dần. Đặc biệt, sau thời điểm này, thực phẩm được đóng dấu "best before" vẫn được phép bán và nhà phân phối, nhà sản xuất sẽ không bị phạm luật khi chứng minh được nếu sử dụng sẽ không hại cho sức khỏe.
(Ảnh: Internet)
Ngoài ra, còn một loại hạn sử dụng nữa mà chúng ta vẫn hay thấy trên bao bì thực phẩm đó là "expiry date" hay "EXP". Theo đó, thực phẩm chức năng, bánh đóng hộp, kem đánh răng... thường sẽ được in dòng chữ này lên sản phẩm. Dòng chữ này có ý nghĩa rằng sản phẩm sẽ không còn chất dinh dưỡng hoặc hết công dụng nếu quá ngày được in trên bao bì.
(Ảnh: Internet)
Cuối cùng, đôi khi bạn sẽ thấy trên bao bì sản phẩm có in dòng chữ "sell by/sell by date/display until", có nghĩa là "chỉ được bày bán đến ngày". Thông thường, hạn này chỉ dành cho nhà phân phối, không dành cho người tiêu dùng.
(Ảnh: Internet)
(Nguồn: Tổng hợp)