Công nghệ - Sản phẩm

7 thắc mắc về trợ lý ảo Google Assistant

(PCWorldVN) Liệu câu trả lời của Google đối với Siri và Alexa là tái phát minh chức năng tìm kiếm, hay là chỉ đóng gói lại?

Trong những công cụ trợ lý ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) của những hãng công nghệ hàng đầu, có thể thấy Google Assistant là bí hiểm nhất. Google từng khẳng định rằng Assitant là một thành phần trong “cuộc cách mạng hóa tiếp theo của Google”.

Trong khi đó, các nhà công nghiệp khác lại đi xa hơn thế, họ thậm chí cho rằng Assistant là “Google 2.0”, vì Google đang cơ cấu lại toàn bộ công ty xuang quanh khả năng machine learning mà Assitant là ngôi sao sáng.

Trợ lý ảo Assistant của Google không phải là một sản phẩm riêng biệt.

Tuy vậy, mặc dù Assitant có nhiều tiềm năng như thế nhưng chúng ta, người dùng thông thường và đam mê công nghệ, lại biết rất ít về nó, cách nó hoạt động ra sao. Đến nay chỉ có một số manh mối như Assistant sẽ xuất hiện trong một ứng dụng tin nhắn sắp tới của Google tên là Allo (dự kiến xuất hiện vào hè năm nay) và một bộ loa thông minh tên là Google Home (chưa xác định ngày tung ra thị trường). Còn lại, Google để cho giới công nghệ đồn thổi.

Cách nay hai tháng, Google mới chính thức công bố Assistant. Thông tin đến đó đã hết.

1. Bạn thực sự muốn hoàn thành công việc với Assistant?

Ngoài việc tìm thông tin trên web mở, Google mong muốn Assistant trở thành công cụ giúp bạn làm được mọi thứ. Nhưng đến nay, Google Assistant vẫn chưa cho thấy gì nhiều hơn ngoài khả năng tìm kiếm nhà hàng và đặt bàn qua OpenTable. Mọi thứ chỉ mới có vẻ như mới ở giai đoạn lên ý tưởng.

Ví dụ, tại sự kiện Google I/O, CEO Sundar Pichai đã trình bày hàng loạt chức năng tìm năng của Assistant như hỏi xem tựa phim đang chiếu là gì, hoặc thu hẹp thể loại phim bằng cách hỏi Assistant “có nên cho con trẻ xem phim đó hay không?” Không cần nhắc nhở, Assistant sẽ đưa ra số lượng vé cần mua chính xác cho Pichai.

Cách tương tác kỳ diệu như vậy vẫn có vẻ ở thì tương lai xa, nhưng nó cũng hoàn toàn có thể xảy ra được.

2. Ứng dụng bên thứ ba tích hợp như thế nào?

Để biến Assistant hữu ích hơn, Google muốn kết hợp với các ứng dụng và dịch vụ của các nhà phát triển bên ngoài, bên thứ ba. Nhưng Scott Huffman, phó chủ tịch mảng phát triển tìm kiến của Google, cho rằng hãng đang “cố cân nhắc” để đưa những ứng dụng bên thứ ba vào.

Cũng giống như những trợ lý ảo khác, tích hợp ứng dụng bên thứ ba có thể thực hiện theo nhiều cách. Siri sẽ chỉ hoạt động bên trong một tập thể loại ứng dụng hạn chế, Apple quản lý chặt chẽ hội thoại; còn Alexa của Amazon cần đền một hệ thống mở hơn để các nhà phát triển tạo các cây hội thoại của riêng họ. Còn về mặt tin nhắn, Facebook xem chatbot bên thứ ba như là đặc điểm riêng biệt mà người dùng có thể trò chuyện.

Hiện vẫn còn rất khó để biết được cách tiếp cận nào là hay nhất, là tốt hơn cái nào. Phát biểu của Google chỉ cho thấy hãng vẫn chưa định hình được cách tiếp cận tốt nhất.

3. Liệu dữ liệu có bị lợi dụng?

Câu hỏi này khá thú vị, vì hiện nay, khi bạn tìm bất kỳ thứ gì cụ thể trên Google, như là thiên hà có bao nhiêu vì sao hay game console sắp đến sẽ có tựa gì thì Google có thể trả lời chính xác thay vì chỉ đưa ra những đường dẫn. Những nguồn thông tin được lấy từ một trang web nào đó, như là Space.com hay Wikipedia.

Các nhà xuất bản nội dung cũng có thể hài lòng với cách làm này vì những lần tìm kiếm như vậy có thể dẫn người dùng đến trực tiếp với trang web của họ, là một cách tiếp thị, kéo trafic về website. Nhưng chuyện gì xảy ra nếu tương tác đi xa hơn trong phạm vi của trình duyệt web, và với những thiết bị điều khiển bằng giọng nói như điện thoại thông minh hay đồng hồ thông minh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Liệu vượt qua lằn ranh này thì Google có nói quá nhiều hay không, và có đủ khả năng trả lời được hay không?

Hãy nhớ, Google cho phép các trang web lựa chọn ra dữ liệu được tìm kiếm mà không ảnh hưởng thứ hạng tìm kiếm truyền thống. Tuy nhiên, khi những liên kết màu xanh trở nên ít quan trọng hơn, thì sẽ chọn gì mà dịch vụ web khác có?

4. Assistant có cân bằng được giữa kết quả tìm kiếm theo tự nhiên và kết quả có mua từ khoá?

Google vẫn chưa tiết lộ chi tiết về cách họ sẽ kiếm tiền như thế nào từ Assistant, nhưng Pichai có ngụ ý rằng sẽ có vài gói (scheme) dành cho các dịch vụ bên thứ ba. Ông nói: “Thông thường, khi thông tin cần thiết được bán ra thì bạn đang kết nối với người dùng và người cung cấp dịch vụ. Tôi nghĩ đó là lẽ tự nhiên, cơ hội tự nhiên trong kinh doanh”.

Nhưng điều này lại cho thấy một cái khó mới mà Google gặp phải: với công cụ tìm kiếm web, họ có thể phân biệt rõ ràng đâu là kết quả tìm kiếm tự nhiên và kết quả tìm kiếm có được từ quảng cáo bằng màu sắc của đường link. Còn trong một hệ thống mà Google chỉ đưa cho bạn thông tin để giúp bạn nhanh chóng quyết định thì dịch vụ trả phí sẽ làm thế nào cạnh tranh được với dịch vụ miễn phí? Nhìn theo cách khác, liệu Google có đưa ra những đề xuất cho người dùng bằng một nhà quảng cáo đưa ra giá cao nhất?

Google Home

5. Assistant sẽ "chủ động" đến mức nào?

Mặc dù Google Assistant được cho là có thể trò chuyện mọi thứ trên đời nhưng vẫn chưa rõ AI này của Google sẽ khởi đầu đoạn hội thoại như thế nào.

“Chủ động tiếp cận” từng được cho là tính năng cốt lõi của Google Now. Nó luôn liên tục thông báo kết quả thể thao, hàng hoá đang giao đến nhà, hoãn chuyến bay và lịch hẹn thông qua app của Google trên điện thoại thông minh. Dù vậy, những thông báo không phải luôn luôn có ích, mà thậm chí chúng có tác dụng ngược khiến người dùng khó chịu.

Google không đề cập điều này với Assistant, nhưng hãng cho biết Assistant sẽ báo chuông khi có thông tin liên quan khi bạn đang với người khác. Điều này liệu có thể là một phiên bản “sạch hơn” của Google Now hay không, hay Google dẹp luôn Google Now qua một bên?


6. Hội thoại liệu sẽ trở thành cách mặc định để dùng Google?

Ban đầu, Google Assistant sẽ xuất hiện trong hai sản phẩm. Allo là ứng dụng tin nhắn mà bạn có thể trò chuyện với bạn bè và với Google, cùng lúc hoặc trước/sau. Trong khi đó, Google Home là loa kích hoạt bằng giọng nói, tương tự như Echo của Amazon.

Assistant sẽ xuất hiện ở đâu nữa? Nhiều tin đồn cho rằng nó sẽ có trên đồng hồ thông minh Android Watch, và sẽ xuất hiện trên nhiều ứng dụng và thiết bị phần cứng hơn trong thời gian tới. Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là liệu Assistant sẽ thay thế luôn hộp tìm kiếm truyền thống trên điện thoại, máy tính bảng và máy tính bàn hay không? Nếu Assistant thực sự là một khởi đầu mới của Google thì chúng ta chỉ có thể cho rằng đó là một mục tiêu.

7. Chúng ta hiện biết được những gì?

Có lẽ điều quan trọng nhất về Assistant cho tới nay là nó không phải là một sản phẩm mới. Nhiều tính năng của nó như là hiểu được giọng nói và theo dõi các câu hỏi, khả năng tìm kiếm thông qua Internet để trả lời những câu hỏi, đã là mục tiêu của Google trong nhiều năm qua. Không phải ai đều nhận ra điều này: khi Google trình diễn một đoạn video nhấn mạnh đến những khả năng hiện thời của Assistant, các trang web công nghệ cho rằng video đó minh hoạ cho Assistant.

Sau đó, Google Assistant lại được Google phân minh lại là chức năng được chèn vào trong các sản phẩm, dịch vụ sắp tới của hãng, như ứng dụng tin nhắn hay loa kết nối.

Trong ngữ cảnh mới này, có thể Google làm nhiều hơn là họ trình diễn cho công chúng thấy qua video. Đó cũng là lý do mà Google hứa hẹn Assistant sẽ là thứ gì đó tuyệt vời trong tương lai.

Assistant không phải là một sản phẩm cụ thể, mà đó như là một phát biểu về một nhiệm vụ. Chúng ta cần chờ xem nhiệm vụ này có được Google hoàn thành không.

PCWorld

Bùi Lê Duy, Cortana, Google Assistant, Siri, trợ lý ảo, trợ lý ảo thông minh


© 2021 FAP
  2,835,516       31/935