Kinh tế

Phòng, chống dịch khảm lá sắn và sâu keo mùa thu

(ĐN) - Ngày 10-7, Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị phòng, chống bệnh khảm lá trên cây sắn và sâu keo mùa thu trên cây bắp trong năm 2019.

(ĐN) - Ngày 10-7, Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị phòng, chống bệnh khảm lá trên cây sắn và sâu keo mùa thu trên cây bắp trong năm 2019.

Sâu keo mùa thu đang gây hại cho năng suất bắp của Đồng Nai. Ảnh ruộng bắp tại huyện Cẩm Mỹ bị sâu keo mùa thu tấn công. Ảnh: TL
Sâu keo mùa thu đang gây hại cho năng suất bắp của Đồng Nai. Trong ảnh: Ruộng bắp tại huyện Cẩm Mỹ bị sâu keo mùa thu tấn công (Ảnh: TL)

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, dịch khảm lá sắn xuất hiện trên địa bàn Đồng Nai vào tháng 6-2018. Dịch có chiều hướng tăng nhanh trong vài tháng trở lại đây và tính đến đầu tháng 7-2019, toàn tỉnh có gần 451 hécta sắn bị bệnh (chiếm trên 4% diện tích sắn toàn tỉnh).

Dịch khảm lá sắn vẫn lây lan là do chưa có giống mì kháng bệnh; nông dân vẫn trồng sắn tự phát với diện tích lớn; vẫn sử dụng giống sắn nhiễm bệnh để tái sản xuất; khâu kiểm soát giống sạch bệnh vẫn chưa tốt; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch chưa hiệu quả…

Còn bệnh sâu keo mùa thu trên cây bắp cũng là loài sâu hại mới xuất hiện tại Việt Nam vào đầu năm 2019 nên chưa có những nghiên cứu cụ thể trong nước. Riêng Đồng Nai đến nay đã có gần 405 hécta bị nhiễm bệnh. Các giống bắp đang trồng phổ biến đều bị sâu keo mùa thu gây hại trong khi bệnh tiếp tục có chiều hướng lây lan.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, qua 2 năm phòng chống dịch khảm lá sắn, từ Bộ đến các địa phương đều đã đồng bộ vào cuộc nên công tác chống dịch có nhiều nét mới: tìm ra biện pháp là sử dụng giống chống chịu dịch. Riêng Đồng Nai đã có một số mô hình rất tốt trong quản lý giống sắn sạch bệnh…

Đối với sâu keo mùa thu, điều cần chú trọng trong phòng chống dịch thời gian tới là nông dân phải thăm đồng thường xuyên, phát hiện ổ dịch và sớm xử lý để đạt hiệu quả. Lực lượng cán bộ nông nghiệp, cán bộ bảo vệ thực vật cơ sở tại các địa phương cũng phải tích cực trong công tác kiểm tra, phát hiện sớm để phòng trừ dịch bệnh hiệu quả. Trong đó, các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu keo mùa thu cần được khuyến khích sử dụng; với dịch khảm lá sắn cần nhân rộng mô hình giống chống chịu được bệnh.

Bình Nguyên

Đồng Nai

© 2021 FAP
  4,124,970       4/845