Xã hội

Giảm bạo lực học đường trên cơ sở giới

Chỉ cần gõ cụm từ ''học sinh đánh nhau'', youtube.com hiện lên trên 88 ngàn kết quả và gõ cụm từ ''bạo lực học đường'', youtube.com cũng cho ra trên 66 ngàn kết quả là những clip liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra trong giới học sinh hiện nay.

Chỉ cần gõ cụm từ ‘’học sinh đánh nhau’’, youtube.com hiện lên trên 88 ngàn kết quả và gõ cụm từ ‘’bạo lực học đường’’, youtube.com cũng cho ra trên 66 ngàn kết quả là những clip liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường đang diễn ra trong giới học sinh hiện nay.

Học sinh cần có một môi trường lành mạnh để phát triển (ảnh minh họa). Ảnh: N.SƠN
Học sinh cần có một môi trường lành mạnh để phát triển (ảnh minh họa). Ảnh: N.SƠN

Bạo lực học đường không chỉ có học sinh nam đánh học sinh nam mà còn là những vụ học sinh nam đánh học sinh nữ, học sinh nữ đánh học sinh nữ, đánh hội đồng...

* Bạo lực vẫn tiếp diễn

Tối 17-5-2016, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài 6 phút ghi lại cảnh một nhóm nữ sinh lớp 7, lớp 8 Trường THCS V. (huyện Vĩnh Cửu) đánh hội đồng một nữ sinh học lớp 7 ngay ở chân cầu thang của nhà trường. Nhóm nữ sinh liên tục dùng tay, chân đá, đạp vào đầu, vào người nữ sinh kia và dùng những lời lẽ thô tục để chửi bạn. Nữ sinh bị đánh chỉ thu mình lại và đứng yên một chỗ khi các bạn lao vào đánh mình. Sự việc diễn ra ngay trong trường học có sự chứng kiến của rất đông học sinh, nhưng không có học sinh nào can ngăn mà ngược lại còn cổ vũ nồng nhiệt.

Năm 2016 là năm đầu tiên Việt Nam triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. Theo đó, với chủ đề ‘’Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái’’, tháng hành động diễn ra từ ngày 15-11 đến ngày 15-12 nhằm huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức, mọi người dân, đặc biệt là nam giới trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Được biết, thời điểm ấy thầy cô giáo của nhà trường đang làm công tác tổng kết cuối năm, học sinh lại trong giờ ra chơi. Thấy học sinh tập trung đông, thầy cô giáo nghĩ các em đang đùa giỡn nhưng khi kiểm tra thì phát hiện vụ việc.

Trước đó 2 ngày, ngày 15-5-2016, mạng xã hội facebook cũng đăng tải một clip dài 34 giây ghi lại hình ảnh một nữ sinh Trường THCS Q. (TP.Biên Hòa) bị 2 bạn khác nắm tóc, dùng tay chân đánh liên tiếp vào mặt, đầu và người trong khi nữ sinh bị đánh đã liên tục xin lỗi. Đáng nói là không chỉ nhóm học sinh nữ mà trong clip xuất hiện cả học sinh nam tham gia đánh nữ sinh. Được biết, nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc này chỉ vì một thần tượng trong phim Hàn Quốc bị chế nhạo.

Cách đây hơn một tháng, những người sử dụng mạng xã hội facebook trong cả nước lại một phen bức xúc với clip nhóm thiếu niên đánh hội đồng ‘’dằn mặt’’ một nữ sinh khác tên U. (ngụ tại huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh) chỉ vì ghen tuông. Sau khi clip được phát tán trên mạng, Công an huyện Nhà Bè đã vào cuộc lấy lời khai của nhóm thiếu niên tham gia đánh hội đồng. Theo lời khai của nhóm thiếu niên, chỉ vì nữ sinh U. có bình luận khen một bạn gái ‘’cười tươi, dễ thương’’ mà nữ sinh H. (người có tình cảm với nữ sinh được khen) nhờ người tổ chức đánh hội đồng để dằn mặt. Trong clip, nhóm thiếu niên không chỉ hành hung mà còn bắt nữ sinh U. liếm chân.

Bạo lực học đường được coi là vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ GD-ĐT đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, cả nước xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường (bình quân khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ trên 5,2 ngàn học sinh thì có một vụ đánh nhau, khoảng 11 ngàn học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học vì tội đánh nhau...

* Trách nhiệm lớn từ phía gia đình

Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhận định tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Đáng nói là không chỉ học sinh nam đánh nhau mà còn xảy ra khá nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng, với những cử chỉ thô bạo, nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều học sinh vô cảm trước những hành vi bạo lực, không can ngăn mà còn dùng điện thoại di động để quay clip và đưa lên mạng xã hộị như một sự cổ súy cho hành vi này. Ở một khía cạnh nào đó, bạo lực học đường là dấu hiệu của sự sa sút đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, yếu kém về kỹ năng sống của một bộ phận học sinh hiện nay. Chưa hết, bạo lực học đường còn làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, môi trường xã hội, gây mất trật tự an toàn xã hội. 

Để ngăn chặn, hạn chế và tiến tới chấm dứt bạo lực học đường rất cần sự chung tay của toàn xã hội, nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, các cấp các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội để xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, tại gia đình và ngoài xã hội lành mạnh, không bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh được phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và tâm hồn đạo đức trong sáng, lành mạnh.

Không phủ nhận trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong việc tạo ra môi trường để các em phát triển, song ông Võ Ngọc Thạch, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho rằng trách nhiệm lớn từ phía gia đình mà trực tiếp là các bậc làm cha mẹ, bởi môi trường gia đình là nơi hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Vì vậy, để trẻ có phẩm chất, nhân cách tốt, trước hết cha mẹ phải làm gương cho con, có phương pháp giáo dục con phù hợp và nhất là phải gần gũi, làm bạn được với con để nắm bắt được tình cảm, diễn biến tâm lý để kịp thời định hướng cho con những điều hay lẽ phải.

Nga Sơn

Đồng Nai

© 2021 FAP
  66,481,367       5/1,162