Du lịch

Những địa điểm du lịch bị ô nhiễm

TTO - Báo Anh Daily Mail mới đây đăng tải chùm ảnh chụp những địa điểm du lịch nổi tiếng giờ đây đã hóa “địa ngục” do ô nhiễm, trong đó có cả Hà Nội.

Theo Daily Mail, trong bức ảnh chụp trên cầu Long Biên này, nhiều người trùm mặt khi đi xe máy để “chống khói bụi ô nhiễm nặng”. Tuy nhiên, có ý kiến không đồng tình với lời chú thích ảnh này, cho rằng một số phụ nữ Việt Nam có thói quen trùm kín người khi đi xe máy để chống nắng mà thôi - Ảnh: Getty Images

Từ Haiwaii, đến Ấn Độ, Campuchia… những địa điểm lý tưởng yêu thích của dân du lịch đều được nhắc đến trong danh sách không mấy được trông đợi trong bài viết có tựa đề “Khi thiên đường hóa địa ngục” của Daily Mail.

Một nơi thường xuyên xuất hiện trong danh sách những khu vực độc hại nhất thế giới là Balakhani ở Azerbaijan với những giàn khoan dầu và nước thải bốc mùi - Ảnh: Getty Images/NatGeo

Dân số 10 triệu dân cùng một nền kinh tế đang bùng nổ ngày càng khiến thủ đô Jakarta ô nhiễm hơn bao giờ hết, với khoảng 6.250 tấn rác thải ra mỗi ngày. Nhiều trẻ em ở thủ đô của Indonesia vẫn phải vật lộn với các núi rác để nhặt ve chai hàng ngày - Ảnh: Getty Images

Theo số liệu của chính phủ, hiện nay có hơn 200 triệu người Trung Quốc không có nước sạch để uống. Trong ảnh: một đứa trẻ lội trong đầm lầy đầy rác ở làng Anquan thuộc tỉnh Hải Nam - Ảnh: AFP/Getty Images

Rác thải nhựa chất đống trên đảo Midway thuộc quần đảo Hawaii trong một cuộc đánh giá mức độ ô nhiễm nhựa tại địa phương - Ảnh: Getty Images

Cần cẩu trục vớt rác thải trên sông Los Angeles tại thành phố Long Beach, bang California, Mỹ - Ảnh: Getty Images

Nằm giữa Hawaii và Úc, quốc đảo Tuvalu hứng hầu hết rác thải trôi nổi trên Thái Bình Dương - Ảnh: REX

Sông Hằng ở Ấn Độ hiện đang bị ô nhiễm nặng do nước thải, xác động vật và cả xác người, cũng như chất thải công nghiệp. Trong ảnh: rác thải chất đống trên bờ một nhánh nhỏ chảy vào sông Hằng - Ảnh: AFP

Ở thành phố Amravati, Ấn Độ, hàng triệu người làm công việc nhặt phế liệu hơn 12 giờ/ngày - Ảnh: Shutterstock

Công nhân lội qua dòng nước đầy rau củ bỏ đi và túi nhựa để mang rau quả từ thuyền lên bờ bán cho các tiểu thương tại một khu chợ ở thủ đô Dhaka, Bangladesh - Ảnh: Shutterstock 

Mặc cho cơ sở vật chất không đầy đủ và rác thải tràn ngập xung quanh, du khách vẫn chọn khách sạn Faridpur Hotel ở Dhaka, Bangladesh là nơi nghỉ vì 1 đêm ở đây chỉ có giá khoảng 9.000 VNĐ - Ảnh: Caters News Agency

Rác chất đống ở thủ đô  Kinshasa của Congo khi dịch vụ xử lý rác thường xuyên không hoạt động trong nhiều tháng - Ảnh: AFP

Những con lợn đắm mình trong dòng rác tại thủ đô Port Au Prince của Haiti. Trong những năm qua, đất nước này đã phải hứng chịu hậu quả khốc liệt của nhiều trận động đất.

Khu nhà tạm bợ dựng bên dòng nước đầy rác ở thủ phủ Manaus của bang Amazonia, Brazil - Ảnh: Shutterstock

Rác đón khách trên lối vào một ngôi nhà ở Campuchia - Ảnh: Shutterstock

Một bãi biển đầy rác ở thị trấn Sandakan, Malaysia - Ảnh: Shutterstock

Trẻ tị nạn chơi đùa bên cạnh rác thải và nước đọng tại làng Idomeni ở khu vực biên giới Hi Lạp và Macedonia - Ảnh: Getty Images 

NGỌC ĐÔNG
Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  13,899,993       21/1,167