Giáo dục

Cách dạy trẻ biết cảm thông

Bất cứ khi nào có thể, hãy chỉ ra cho trẻ những cảm xúc đằng sau sự thể hiện bên ngoài như: 'Oh, nhìn con như đang buồn’, hay ‘Hãy nghe giọng của bố này’, hay ‘Hãy nhìn dáng bộ của mẹ, vai mẹ đang sụp xuống kìa’.

Việc dạy trẻ biết cảm thông cũng quan trọng như trí tuệ, sinh lý và sự phát triển. Theo Michele Borba, cựu giáo viên, nhà tâm lý giáo dục và là tác giả cuốn Không tự sướng: Tại sao trẻ biết cảm thông thành công trong thế giới tôi là trung tâm (UnSelfie: Why Empathetic Kids Succeed in Our All-About-Me World), chúng ta đang thất bại trong việc tạo nên một cộng đồng. Nghiên cứu cho thấy hội chứng yêu bản thân đã tăng vọt trong khi sự đồng cảm giảm mạnh trong những người sắp trở thành tân sinh viên. Nhưng đừng đổ lỗi cho cây gậy chụp ảnh tự sướng mà hãy đổ lỗi cho người đang cầm nó.

Bà Borba cho biết, nếu cha mẹ bắt đầu khuyến khích thói quen cảm thông ở con cái mình sớm, vẫn còn có hy vọng trẻ đặt lòng tốt của con người lên trên cụm từ “lòng tốt” trên trang cá nhân.

cach-day-tre-biet-cam-thong

Cuốn sách Không tự sướng: Tại sao trẻ biết cảm thông thành công trong thế giới “Tôi là trung tâm” của Michele Borba. Ảnh: Fatherly

Dưới đây là một số cách bà Borba đề cập trong cuốn sách để giúp nuôi dạy đứa trẻ biết cảm thông:

Dạy trẻ đọc cảm xúc

Bạn có thể hiểu ai đó đang cảm thấy thế nào qua nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, và giọng điệu. Theo bà Borba, bất cứ khi nào có thể, hãy chỉ ra cho trẻ những cảm xúc đằng sau sự thể hiện bên ngoài. “Nói chuyện một cách tự nhiên về cảm xúc nhiều hơn… ‘Oh, nhìn con như đang buồn’, hay ‘Hãy nghe giọng của bố này’, hay ‘Hãy nhìn dáng bộ của mẹ, vai mẹ đang sụp xuống kìa’.

Dưới đây là một vài cách cụ thể để làm điều này:

- Sử dụng ứng dụng Skype hoặc Facetime khi có thể: Mặc dù không được như nói chuyện trực tiếp, nhưng bà Borba cho biết cách này tốt hơn là nói chuyện trên điện thoại vì khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể được thể hiện trong cuộc đàm thoại. Nó cũng hạn chế sự bực tức và cử chỉ không hay mà trẻ có thể nhận ngay ra được.

- Xem phim không có tiếng: Đặt tivi ở chế độ câm và đố trẻ về cảm xúc của nhân vật Nemo khi đoàn tụ với cha mình hay ông già trong phim Up cảm thấy như thế nào khi vợ ông qua đời. Sau đó, bạn có thể giải tỏa cảm xúc của bản thân bằng việc khóc không ngừng trong phòng tắm.

cach-day-tre-biet-cam-thong-1

Xem một bộ phim không có tiếng và đố trẻ cảm xúc của nhân vật trong phim. Ảnh: Fatherly.

Hít thở sâu

Theo bà Borba, giảm căng thẳng sẽ giúp cảm nhận người khác dễ dàng hơn và cách dễ nhất để mọi người bình tĩnh là hít thở đúng cách. Dưới đây là một bài tập thở có thể dạy cho trẻ ở mọi lứa tuổi:

- Để trẻ đặt một con thú nhồi bông trên bụng.

- Nói với trẻ rằng hơi thở của con là một cầu thang cuốn, hít vào một hơi thở dài, chậm và sâu tràn căng phổi.

- Thở ra từ từ và lâu gấp đôi.

- Nghe một bài hát thư giãn lặp đi lặp lại cũng có tác dụng.

Tạo một câu thần chú

Bà Borba gợi ý tạo ra một câu thần chú gia đình ngắn và dễ nhớ. Một cái gì đó giống như “Một người vì mọi người và bánh Tacos vào đêm thứ ba”, hay “Gia đình chúng ta đại diện cho điều gì? Chúng ta tôn trọng nhau, quan tâm nhau và luôn luôn giúp đỡ nhau”. Một gia đình bà Borba từng nhắc tới trong cuốn sách đã dán mảnh giấy với câu thần chú “Quy tắc O’Doyle” vào tủ lạnh trong 10 năm.

Người tốt đọc những cuốn sách hay

Nghiên cứu cho thấy rằng loại sách phù hợp không chỉ làm cho trẻ thông minh hơn mà còn tốt hơn. Loại sách phù hợp mang đến cảm xúc và lay động trái tim trẻ.

Có rất nhiều cuốn sách như vậy và bạn cũng từng ưa thích một vài trong số đó trước khi có sự xuất hiện của Netfix. Khi trẻ phàn nàn về việc phải nghiền ngẫm cuốn Chúa tể Ruồi hay Nơi cây dương xỉ đỏ mọc lên trong hai tháng, hãy sử dụng chúng để bắt đầu trò chuyện về những gì các nhân vật đã cảm nhận.

cach-day-tre-biet-cam-thong-2

Trẻ cần dạy đồng cảm không chỉ với những người giống mình mà còn khác mình về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, xã hội... Ảnh: Fatherly.

Tham gia các hoạt động nhân ái

Tham gia một buổi phát đồ ăn miễn phí hay quyên góp thực phẩm đóng hộp mỗi năm một lần không tạo nên một thói quen. Đây là điều mà con bạn làm vì nó sẽ làm đẹp hồ sơ xin học của chúng. Ý tưởng là biến lòng tốt thành một thói quen, vì vậy cần phải có yếu tố của sự lặp lại:

- Thùng carton không đáy: Bạn chuẩn bị một chiếc thùng carton chuyên đựng quần áo và đồ chơi cũ để quyên góp. Thay vì dọn dẹp mỗi năm một lần, chiếc thùng đó sẽ là lời nhắc nhở thường xuyên cho con bạn về những đứa trẻ kém may mắn hơn chúng.

- Hai việc tốt mỗi ngày: Bạn yêu cầu con làm tối thiểu hai việc tốt mỗi ngày. Đó có thể là những việc nhỏ như giao tiếp bằng mắt với một ai đó và nói “Chào buổi sáng”.

Không phải “Tôi” mà là “Chúng ta”

Con bạn đồng cảm với những người cùng giới tính, chủng tộc, tôn giáo, và đó là điều tốt. Nhưng trên hành tinh này còn có nhiều hơn những người khác trẻ về kinh tế xã hội, chủng tộc, tôn giáo, giới tính. Bà Borba cho rằng việc đi du lịch đến các nước đang phát triển là cách nhanh chóng để cho trẻ thấy những người khác sống thế nào. Nhưng bạn cũng có thể cho trẻ thấy qua việc tham quan viện bảo tàng, thư viện, hoặc sử dụng Internet để xem những tư liệu.

Chỉ cho trẻ thấy một người hùng thực sự

Có rất nhiều ví dụ thực tế bạn có thể chỉ ra, ví dụ đứa trẻ bắt đầu ý tưởng về “Ghế đá bạn bè” cho những bạn cùng lớp cô đơn, hoặc những người tham gia chương trình “Người hùng” của CNN. Bà Borba cho biết: “Truyền cảm hứng cho con để biết rằng chúng có thể tạo ra một sự khác biệt”.

Nuôi dạy một đứa trẻ biết “đứng lên” chứ không phải “đừng bên cạnh”

Giống như thông điệp Sở cảnh sát thành phố New York ghi trong biển quảng cáo ở tàu điện ngầm, hãy lên tiếng. Nếu trẻ nghĩ rằng có ai đó đang bị đối xử tàn nhẫn hay không công bằng, hãy cho trẻ biết rằng mình cần sự dũng cảm có tính đạo đức để lên tiếng cho người đó. Trẻ sẽ không luôn luôn theo bản năng lên tiếng cho những người khác, và bạn không muốn nói thay trẻ.

Khuyến khích trẻ tự nói ra bằng lời của mình và nếu việc đó không hiệu quả, cho trẻ biết chúng luôn luôn có thể nói với bạn, với giáo viên hay với một người gần đó đang tập karate trong gara của mình chẳng hạn.

Quỳnh Linh (theo Fatherly)

VNExpress

nuôi dạy trẻ, đồng cảm, ám ảnh bản thân, hoạt động nhân ái, cảm xúc, cuốn sách hay


© 2021 FAP
  775,299       43/699