Văn hóa

Di sản kiến trúc văn hóa trước sức ép đô thị hóa

Chiều 11-7, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.Hồ Chí Minh), PGS-TS.Tôn Thất Đại (ảnh) đã có buổi diễn thuyết Bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn trước đông đảo công chúng.

Chiều 11-7, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (TP.Hồ Chí Minh), PGS-TS.Tôn Thất Đại (ảnh) đã có buổi diễn thuyết Bảo tồn di sản kiến trúc Sài Gòn trước đông đảo công chúng.

Buổi diễn thuyết đã mở ra những hiểu biết chuyên sâu về quỹ di sản kiến trúc phong phú cũng như những sức ép trong việc bảo tồn di sản trước quá trình đô thị hóa đến chóng mặt của thành phố lớn nhất nước này.

Trước hết, về mặt tự nhiên, có thể thấy Sài Gòn mang trong mình đầy đủ đặc tính của một thành phố Nam bộ: thành phố của sông nước, trên bến dưới thuyền. Thêm vào đó, đây là kiểu thành phố vườn với những mảng cây xanh trải từ Thảo Cầm Viên cho đến tận công viên Tao Đàn mà hiện nay vẫn còn tồn tại. PGS-TS.Tôn Tht Đại cho biết có l hiếm có thành ph nào tr trung mà li có mt qu di sn v mt kiến trúc phong phú như Sài Gòn. Ông chỉ ra từ lối kiến trúc nhà ở dân gian đô thị như nhà ống, nhà dân gian mang tính chất nông thôn ở vùng ven như: nhà chữ đinh, nhà bát dần, nhà nọc ngựa… cho đến nhà phố người Hoa và đặc biệt là quỹ nhà Tây do người Pháp xây dựng cách đây trên dưới 100 năm.

Với kiến trúc Tây ở mặt tổng thể, ông cũng khẳng định, chính người Pháp đã mang đến Sài Gòn kiểu đô thị Tây với những đặc tính như: các quảng trường, những tòa nhà đồ sộ, vườn hoa công cộng… điều các đô thị truyền thống ở nước ta và nhiều nước châu Á khác không có. Ông cũng chỉ ra các đặc trưng phong cách tiêu biểu nhà Tây ở Sài Gòn. Người Pháp Vit Nam đã sáng to nên mt phong cách hoàn toàn mi l ti Sài Gòn, đó là phong cách kiến trúc Đông Dương pha ln gia kiến trúc Tây và phù hp vi thc tế địa lý Đông Dương.

Giàu có về mặt di sản là vậy nhưng theo ông Đại, vấn đề cấp thiết hiện nay là các công trình kiến trúc mang tầm vóc di sản văn hóa của Sài Gòn đang chịu sự tấn công khủng khiếp của quá trình đô thị hóa.

Việc gia tăng dân số do nhập cư lạm phát qua mỗi năm cũng như việc các công trình hiện đại như nhà cao tầng, đường sá mở rộng, làm mới đang đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của các công trình mang tính di sản của thành phố này.

Thực tế thời gian qua Sài Gòn đã chứng kiến sự biến mất của nhiều công trình mang tính lịch sử và biểu tượng của thành phố như: thương xá Tax, cảng đóng tàu Ba Son hay các thủy đài từ thời Pháp... Nhiều công trình tôn giáo, biệt thự đang đứng trước nguy cơ biến mất gây nhiều ý kiến trái chiều thời gian qua. Đến cả kiểu thành phố vườn hơn 100 năm tuổi cũng đang có nguy cơ bị thu hẹp nhanh chóng.

Theo PGS-TS.Tôn Thất Đại, để hạn chế tình trạng này, thành phố nên ý thức tầm quan trọng to lớn và sớm có một tiêu chí phân loại di sản rõ ràng theo các cp độ để tin b theo dõi và bo v. Bên cnh đó, nên hiểu di sản luôn có những cái mới cần được nhìn nhận giá trị và đánh giá theo thời gian chứ không chỉ có cái cũ. Ví dụ như lối vẽ graffiti trên tường, nên được khảo cứu và đánh giá xem đó có phải là có giá trị nghệ thuật và văn hóa hay không chứ không chỉ nên nhìn nó như một lối vẽ “phá bĩnh”.

Bảo Bình

Đồng Nai

© 2021 FAP
  630,337       1/1,055