Xã hội

Đề xuất tăng thuế thuốc lá để kéo giảm người nghiện hút

(ĐN)- Ngày 19-4, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin – truyền thông phối hợp với Qũy nhịp cầu sức khỏe (HealthBridge) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.

(ĐN)- Ngày 19-4, tại TP.Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin – truyền thông phối hợp với Qũy nhịp cầu sức khỏe (HealthBridge) tại Việt Nam tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá và truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá. Tham dự hội thảo có hơn 30 phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn báo chí khu vực phía Nam.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cung cấp những thông tin liên quan đến tác hại của thuốc lá trong buổi hội thảo.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cung cấp những thông tin liên quan đến tác hại của thuốc lá trong buổi hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia trình bày những nội dung gồm: Gánh nặng sử dụng thuốc lá ở Việt Nam, mối liên quan với nghèo đói và bất bình đẳng xã hội; Chính sách thuế thuốc lá: lợi ích của tăng thuế, kinh nghiệm của các nước và khuyến cáo của WHO; Thuế thuốc lá ở Việt Nam và đề xuất tăng thuế thuốc lá…

Theo các chuyên gia, cùng với các biện pháp về truyền thông, xử phạt, cai nghiện, việc tăng thuế thuốc lá có thể giảm 50-60% tỷ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, việc tăng thuế thuốc lá có được tiến hành, song rất chậm chạp và nhỏ giọt. So với trung bình mức thuế thuốc lá của thế giới (56%) thì mức thuế thuốc lá ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều (chỉ 35,6% giá bán lẻ).

Trên thực tế, không chỉ người trực tiếp hút thuốc lá, mà cả những người ngửi phải khói thuốc lá cũng bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong đó, nguy cơ mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư họng, ung thư thực quản…. và các bệnh mãn tính như: đột quỵ, tim mạch vành, xơ vữa động mạch ngoại vi … ở người hút thuốc lá rất cao.

Hạnh Dung

Đồng Nai

© 2021 FAP
  66,145,977       21/956