Văn hóa

Hữu Loan yêu hoa sim, thương hoa lúa

Nhắc đến Hữu Loan, công chúng kể ngay đến Màu tím hoa sim. Bài thơ này được rất nhiều người phổ nhạc, mà quen thuộc nhất là 2 bản của Phạm Duy và Dũng Chinh, nên người ta nghe "nàng có ba người anh/ đi bộ đội/ những em nàng còn chưa biết nói/ khi tóc nàng xanh xanh", người ta nhớ "ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới", và người ta thương "nhưng không chết người trai khói lửa/ mà chết người gái nhỏ hậu phương".

Nhắc đến Hữu Loan, công chúng kể ngay đến Màu tím hoa sim. Bài thơ này được rất nhiều người phổ nhạc, mà quen thuộc nhất là 2 bản của Phạm Duy và Dũng Chinh, nên người ta nghe “nàng có ba người anh/ đi bộ đội/ những em nàng còn chưa biết nói/ khi tóc nàng xanh xanh”, người ta nhớ “ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới”, và người ta thương “nhưng không chết người trai khói lửa/ mà chết người gái nhỏ hậu phương”.

Nhà thơ Hữu Loan qua nét vẽ Hoàng Quang Cường.
Nhà thơ Hữu Loan qua nét vẽ Hoàng Quang Cường.

Gia tài của nhà thơ Hữu Loan có khoảng 60 bài thơ, không nhiều so với quãng thời gian ông lăn lộn 94 năm trên nhân gian. Chật vật áo cơm và mệt mỏi ân tình đã cắt đứt cảm hứng sáng tạo của ông chăng? Không hẳn. Nhà thơ Hữu Loan vốn không định đi theo con đường văn chương. Nhập cuộc sáng tạo rất muộn, thơ ông bật ra từ những va đập trực diện với thế sự. Khi ông ung dung tự tại, vô ngã vô ưu thì không thể tiếp tục có thơ được.

Nhà thơ Hữu Loan, họ Nguyễn, sinh ngày 2-4-1916 ở Thanh Hóa. Sau tháng năm trai trẻ sôi nổi tham gia kháng chiến, Hữu Loan về sống tại quê nhà bằng những nghề lao động cặm cụi như cày ruộng, đốn củi và thồ đá, cho đến khi qua đời vào ngày 18-3-2010. Tuy nhiên, bao nhiêu vất vả làm lụng cũng vô nghĩa đối với một nhà thơ, nếu tác phẩm như gió thoảng kiếp người…

Như chính nhà thơ Hữu Loan từng thổ lộ: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà… Đến năm 1938, lúc đó cũng đã 22 tuổi, tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai”. Có bằng tú tài, nhà thơ Hữu Loan về Thanh Hóa dạy học. Ông làm gia sư ở nhà của ông Lê Đỗ Kỳ - Tổng thanh tra canh nông Đông Dương và dạy đọc, dạy viết cho cô bé Lê Đỗ Thị Ninh. Kháng chiến chống Pháp bùng lên, nhà thơ Hữu Loan vào quân đội và làm công tác tuyên truyền. Ông hành quân qua những ngả đường và làm những bài thơ thời sự để phục vụ cách mạng.

Đầu năm 1948, nhà thơ Hữu Loan gặp lại cô bé Lê Đỗ Thị Ninh mà mình đã dạy học thuở nào, giờ đã thành một thiếu nữ 17 tuổi xinh đẹp. Họ cưới nhau nhưng chỉ 3 tháng sau, nhà thơ Hữu Loan nhận được tin vợ mất. Theo hồi ức nhà thơ Hữu Loan: “Hôm đó là ngày 25-5 âm lịch, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn thuộc ấp Nhị Long - Nông Cống, vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi nên trượt chân chết đuối! Con nước lớn đã cướp em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại cho tôi nỗi đau không gì bù đắp nổi!”. Nước mắt nhà thơ Hữu Loan khóc vợ, đã trào ngược vào tâm can mà thành Màu tím hoa sim cay đắng: “Má tôi ngồi bên mộ con/ Đầy bóng tối/ Chiếc bình hoa ngày cưới/ Thành bình hương/ Tàn lạnh vây quanh”. Sau hình thức phổ biến bằng cách chép tay và đọc cho nhau nghe, Màu tím hoa sim chính thức được Nguyễn Bính in trọn vẹn trên báo Trăm Hoa vào năm 1956.

Nửa thế kỷ vừa qua, Màu tím hoa sim là một trong những bài thơ được nhiều người tán tụng nhất trong thi ca Việt Nam! Và Màu tím hoa sim cũng là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền như một hình thức bảo tồn văn hóa, với giá 100 triệu đồng vào năm 2004.

Niềm xót xa “những đồi hoa sim dài trong chiều không hết/ màu tím hoa sim/ tím cả chiều hoang biền biệt”, sau này đã trở lại trong thơ Hữu Loan qua bài Thánh mẫu hài đồng day dứt: “Em đi tím đất chiều hoang/ Ta như mất mẹ khóc tang hai lần”.

Ngày 16-11-1953, nhà thơ Hữu Loan cưới vợ lần thứ 2. Năm ấy, bà Phạm Thị Nhu cũng 17 tuổi như Lê Đỗ Thị Ninh thuở nào “tóc nàng xanh xanh, ngắn chưa đầy búi”. Bà cũng được Hữu Loan viết tặng bài Hoa lúa.

Tuy Hòa

Đồng Nai

© 2021 FAP
  629,793       1/1,018