Văn hóa

Ngọc Trinh trở lại với giấc mơ

Mới đây, nghe tin nghệ sĩ Ngọc Trinh làm đạo diễn, lại là đạo diễn gameshow cải lương Tài tử miệt vườn trên Đài PT-TH Đồng Tháp, khá nhiều người ngạc nhiên cho rằng cô quá gan, dám lấn sân ở lĩnh vực không thuận tay. Ngọc Trinh chia sẻ:

Mới đây, nghe tin nghệ sĩ Ngọc Trinh làm đạo diễn, lại là đạo diễn gameshow cải lương Tài tử miệt vườn trên Đài PT-TH Đồng Tháp, khá nhiều người ngạc nhiên cho rằng cô quá gan, dám lấn sân ở lĩnh vực không thuận tay. Ngọc Trinh chia sẻ:

Nghệ sĩ Ngọc Trinh (phải) và NSƯT Đàm Loan trong vở Tiếng giày đêm giành huy chương vàng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2018. Ảnh: T.Trọng
Nghệ sĩ Ngọc Trinh (phải) và NSƯT Đàm Loan trong vở Tiếng giày đêm giành huy chương vàng tại Liên hoan kịch nói toàn quốc 2018. Ảnh: T.Trọng

- Thuở nhỏ ở chung với bà nội, suốt ngày bà bật radio, băng đĩa cải lương, tôi nghe riết bị ghiền, bị mê hồi nào không hay. Thần tượng của tôi là: Ngọc Huyền, Tài Linh, Vũ Linh… Tôi thuộc làu hết những bài ruột của các anh chị đó và nghêu ngao ca suốt. Tới năm lớp 10, tôi quyết định đăng ký vào Khoa Kịch hát dân tộc của Trường sân khấu - điện ảnh TP.Hồ Chí Minh để nuôi lớn giấc mơ trở thành nghệ sĩ cải lương.

Để chuẩn bị cho cuộc thi, tôi cũng đi học vài khóa luyện thi của trường cho vững hơn về cách ca. Tuy nhiên, năm đó các lớp cải lương tổ chức học buổi sáng, mà buổi sáng tôi lại kẹt học văn hóa ở trường. Vì vậy, cha cấm không cho tôi học, sợ tôi bỏ học không tốt nghiệp THPT. Cuối cùng tôi đành chọn thi vào Khoa Diễn viên kịch nói vì lớp kịch học buổi chiều. Cứ thế, sáng học văn hóa, chiều học nghệ thuật, giấc mơ trở thành nghệ sĩ cải lương buộc phải rời xa từ ngày đó!...

 Chị rời xa giấc mơ mà không luyến tiếc ư?

- Trời ơi, buồn đứt ruột luôn. Sau này, có cơ hội ai mời tôi cũng cố gắng sắp xếp tham gia. Rồi cũng có lần tôi còn cả gan đóng một tuồng chung với 2 nghệ sĩ Minh Vương, Hương Lan, cũng hát bài bản này nọ khí thế lắm. Nhưng nói chung cũng phi nh thy đờn ch bo thêm vì mình không được hc bài bn nên không rành v nhp. Không dám nhận chuyên nghiệp, nhưng hát cho vui, góp không khí là tôi làm được hết!

 Có đam mê nhưng không phải là dân chuyên nghiệp, khi nhận lời đạo diễn Tài tử miệt vườn, có lúc nào đó chị cảm thấy áp lực?

- Tôi nhận lời làm chương trình để thử thách bản thân mình, đồng thời cho mình cơ hội trở về giấc mơ ngày xa xưa. Lúc đầu tôi cũng gặp nhiều khó khăn, có lúc oải tưởng buông tay. Rất may là Ban lãnh đạo đài rất chia sẻ, tôi lại được làm việc với ê-kíp rất nhiệt tình nên tất cả vì cái chung mà c gng.

Khi làm vic, tôi thích lng nghe cách thy đờn ch dn cho thí sinh, hun luyn viên mài giũa người tham gia tng câu ngân, luyến láy. Tôi thấy mình lại được học, được hiểu hơn nữa cái hay, cái đẹp trong từng bài bản, trong từng câu vọng cổ. Cảm giác rất xúc động và như được tiếp thêm năng lượng…

Chị chọn cho mình cách dàn dựng như thế nào để chương trình thu hút khán gi?

- Làm gì thì làm, chúng tôi tuyệt đối tôn trọng sự mộc mạc, gần gũi của các thí sinh.

Ở vị trí dàn dựng, chúng tôi cố gắng có một sự kết nối tốt nhất, tạo điều kiện cho thí sinh thể hiện đam mê, khả năng ca hát của mình một cách hết sức hồn hậu. Thật ra, nếu dàn dựng chuyên nghiệp quá thì họ không quen, kiểu gì cũng bộc lộ sự gượng gạo, lúng túng. Chúng tôi trò chuyện, quan sát họ và tùy theo tính cách ca mi người mà to điu kin để h th hin mình một cách tự nhiên nhất!

 Trở lại với sở trường của mình, sau khi thắng kiện Nhà hát kịch TP.Hồ Chí Minh, chị nuôi ý định m li mt sân khu mi?

- Là anh em nghệ sĩ cả, chẳng ai muốn mình vướng vào kiện tụng. Dù không muốn cũng đã xảy ra. Chuyện coi như xong, tôi không muốn nhắc đến. Đây là thi gian tôi cho mình lắng lòng lại, suy nghĩ cẩn trọng hơn trong tất cả hoạt động sắp tới. Tôi không đặt mục tiêu phải có được một sân khấu mới mà cứ từ từ. Mọi thứ hãy để tùy duyên, nếu đủ duyên có thể tôi sẽ làm. Tất cả còn ở phía trước, không có gì vội vã cả!                                                                                               

Trí Trọng

Đồng Nai

© 2021 FAP
  786,738       7/978