Văn hóa

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Mỹ Thuận và nhựa sống dâng đời

Với những bức ảnh đa diện về sắc màu, đa dạng ở góc độ, có chiều sâu về không gian và có tính lịch sử về thời gian, đồng thời mang tính "độc, lạ", Huỳnh Mỹ Thuận đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh "gạo cội" và có tên tuổi trong giới nhiếp ảnh cả nước.

Với những bức ảnh đa diện về sắc màu, đa dạng ở góc độ, có chiều sâu về không gian và có tính lịch sử về thời gian, đồng thời mang tính “độc, lạ”, Huỳnh Mỹ Thuận đã trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh “gạo cội” và có tên tuổi trong giới nhiếp ảnh cả nước.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Mỹ Thuận.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Mỹ Thuận.

Những tác phẩm ảnh nghệ thuật của anh luôn phản ánh sinh động cuộc sống con người, cảnh vật, thiên nhiên khắp mọi miền Tổ quốc qua dòng chảy thời gian; là tính bản ngã, sự thân thiện ấm áp, đầy tình người, tình nhân ái khiến người xem xúc động đến ứa nước mắt. Nhìn ở góc độ nào, ảnh của Huỳnh Mỹ Thuận cũng có chiều sâu và nhân văn khiến công chúng yêu thích, đồng nghiệp “tâm phục khẩu phục”.

 Sắc màu thổ cẩm người Mông đỏ.
Sắc màu thổ cẩm người Mông đỏ.

Huỳnh Mỹ Thuận tâm sự: “Tôi đã đặt chân mình đến khắp 63 tỉnh, thành của đất nước, kể cả những bản làng xa xôi, hẻo lánh nhất của những miền cực Bắc Tổ quốc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, song mỗi lần đến một địa phương, vùng miền nào đó là tim tôi lại rung lên niềm xúc động. Tôi như “cảm” được nét đẹp của thiên nhiên hòa vào cái tình của người bản xứ. Đời nghệ sĩ nhiếp ảnh thì không có điểm dừng lại, bởi mỗi một tấm ảnh ra đời đều là sự sáng tạo không ngừng”.

Phố núi Sa Pa.
Phố núi Sa Pa.

Sinh ra ở ngoại ô Sài Gòn, nhưng chọn Bình Dương làm quê hương sinh sống, từ lúc còn rất trẻ Huỳnh Mỹ Thuận đã đam mê chụp ảnh. Để rồi sau hơn 20 năm “chân đi, tay bấm máy”, anh đã tích lũy cho mình và công chúng hàng chục ngàn tấm ảnh sinh động về đất nước, con người, vạn vật, thiên nhiên dọc chiều dài khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Những chuyến “săn” ảnh của anh luôn đẫm mồ hôi, rạc cẳng và tốn không ít công sức, tiền bạc, nhưng bù lại đã đem đến hàng chục giải thưởng cấp quốc gia và Đông Nam Á; song với Huỳnh Mỹ Thuận, “giải thưởng” lớn nhất, xúc động và nhân nghĩa nhất đó là được phục vụ độc giả.

Bản Mèo trên núi.
Bản Mèo trên núi.

Mỗi khi những tác phẩm ảnh về đồng bào nghèo người Mông, hay vùng đất hẻo lánh chợ Bắc Hà (tỉnh Lào Cai); Em bé bản Mường, hay Sắc màu Tây Bắc (tỉnh Hà Giang)… được đăng trên tạp chí, ra mắt công chúng là niềm vui trong anh lại như được nhân lên. Bởi chính những bức ảnh ấy đã rút gần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, giữa người dân tộc thiểu số với người thành phố. Và cao hơn, anh đã góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam qua những khung hình. Công chúng trên thế giới biết nhiều hơn về người Dao đỏ, chợ Bắc Hà, nét đẹp Hà Nhì, phiên chợ vùng cao… qua tác phẩm của anh.

Cung bậc của núi.
Cung bậc của núi.

Điều làm anh cảm thấy hạnh phúc là được đến khắp hang cùng ngõ hẻm và “chộp” lại những khoảnh khắc sinh hoạt của người dân bản xứ, và càng hạnh phúc hơn là đem đến cho độc giả những bức ảnh thắm tình đời, tình người.

 Phiên chợ bán trâu của người Mông đen. Ảnh: Huỳnh Mỹ Thuận
Phiên chợ bán trâu của người Mông đen. Ảnh: Huỳnh Mỹ Thuận

“Chụp ảnh là niềm đam mê, những tấm ảnh là hơi thở, là nhựa sống mỗi ngày của tôi. Niềm vui nhất của tôi là mỗi ngày dâng cho đời những tấm ảnh đẹp” - Huỳnh Mỹ Thuận bày tỏ.

Mai Thắng

Đồng Nai

© 2021 FAP
  640,896       3/857