Giáo dục

Nếu sinh viên thiếu ý thức học tập, cần nhìn lại giảng viên

TTO - Nhiều giảng viên than phiền là sinh viên hiện nay rất thiếu ý thức học tập nhưng theo tôi, chính người dạy cũng cần nhìn nhận lại chính bản thân mình…

Nếu sinh viên thiếu ý thức học tập, cần nhìn lại giảng viên - Ảnh 1.

Bà Lê Chi Lan – phó hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn phát biểu tại buổi hội thảo - Ảnh: LĨNH HỒNG

Bà Lê Chi Lan – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, đã đóng góp ý kiến này tại buổi hội thảo "Nâng cao chất lượng đào tạo đại học" do Học viện Cán bộ TP.HCM tổ chức sáng 15-1.

Bà Lan cho rằng việc sinh viên thiếu ý thức học tập, một phần là do thiếu được "truyền lửa" từ người giảng viên. "Nếu người dạy biết cách truyền lửa thì sẽ biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường có thể sử dụng chính những sinh viên giỏi đang theo học năm thứ 3, thứ 4 cùng tham gia làm cố vấn học tập và cả những chuyên viên thuộc các phòng, ban làm trợ giảng thêm. Điều này đã được áp dụng tại Trường ĐH Sài Gòn và mang lại hiệu quả rất tốt" – bà Lan chia sẻ kinh nghiệm.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngọc – thư ký Khoa quản lý hành chính, Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng chương trình đào tạo đại học mới được triển khai tại trường này từ năm 2016 nên gặp rất nhiều khó khăn. 

"Đa số các giảng viên đã quen với phong cách dạy lý luận chính trị cho các đối tượng phần lớn là cán bộ, công chức, chuyên dạy theo từng chuyên đề, nay phải chuyển sang dạy theo môn học nên rất lúng túng" – bà Ngọc phân tích.

Đồng tình với ý kiến này, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam – phó trưởng khoa xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ TP.HCM, cũng cho rằng vấn đề lo lắng nhất không phụ thuộc vào chương trình đào tạo, cơ sở vật chất mà chính là đội ngũ giảng viên. 

Theo ông Nam, cần khẩn trương đổi mới cơ chế chính sách, quy trình tuyển dụng, đặc biệt là chính sách đặc thù trong tuyển dụng giảng viên có học hàm, học vị cao. Ông Nam đưa ra giải pháp như: bỏ các tiêu chí thông qua bài giảng và các bước giảng bài, bỏ các thủ tục rườm rà, phức tạp không cần thiết như hiện nay. 

237.000 người trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp

TTO - Theo số liệu do Viện Khoa học lao động và xã hội công bố, tỉ lệ thất nghiệp của nhóm trình độ đại học trở lên trong quý 3-2017 tăng mạnh so với quý trước.

Tuổi trẻ

© 2021 FAP
  262,834       1/1,292